Vua Gia Long
(1762-1820)
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Ánh
- Quốc tịch: Việt Nam
- Ngày sinh: 8 tháng 2 năm 1762
- Nơi sinh: Huế, Việt Nam
- Ngày mất: 3 tháng 2 năm 1820
- Nơi mất: Huế, Việt Nam
Vua Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh (Anh), ngoài ra còn có tên là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn. Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (8 tháng 2 năm 1762).
Năm 1775, lợi dụng sự suy sụp của triều đình chúa Nguyễn do cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, quân Trịnh vào chiếm Phú Xuân khiến Nguyễn Phúc Ánh phải trốn vào Nam. Từ đó ông bôn tẩu gian nan, tìm đủ mọi cách chiêu tập lực lượng để giành lại vương quyền cho họ Nguyễn. Năm 1792, vua Quang Trung mất, quân Tây Sơn ngày càng yếu và quân Nguyễn ngày càng lớn mạnh. Năm 1801, quân Nguyễn do Nguyễn Phúc Ánh chỉ huy đã đánh chiếm Quy Nhơn và chiếm Thuận Hóa.
Ngày 1 tháng 2 năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức lập nên triều đại nhà Nguyễn. Tháng 3 năm 1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam. Gia Long làm vua được 18 năm (1802-1819), mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (ngày 3 tháng 2 năm 1820), hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Gia Long được đưa vào thờ ở Thế Miếu và có Miếu hiệu là Thế Tổ. Vua Gia Long có 31 người con (13 con trai và 18 con gái).
Ngày 1 tháng 2 năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức lập nên triều đại nhà Nguyễn. Tháng 3 năm 1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam. Gia Long làm vua được 18 năm (1802-1819), mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (ngày 3 tháng 2 năm 1820), hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Gia Long được đưa vào thờ ở Thế Miếu và có Miếu hiệu là Thế Tổ. Vua Gia Long có 31 người con (13 con trai và 18 con gái).
Cột mốc:
- 1762: Nguyễn Ánh sinh vào ngày 8 tháng 2 năm 1762
- 1771: Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh ở Tây Sơn chống chúa Nguyễn
- 1775: Chúa Nguyễn bị quân Lê – Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Nguyễn Ánh và 4 anh em trong nhà đi theo Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Quảng Nam rồi vượt biển vào khu vực Gia Định
- 1776: Nguyễn Ánh dù còn nhỏ tuổi vẫn được cho giữ chức Chưởng sứ coi binh Tả Dực, và cho dự họp bàn việc quân.
- 1777: Nguyễn Ánh thời gian này đang đi cùng với Nguyễn Phúc Dương cũng xém bị Tây Sơn bắt giết, may được một đứa trẻ con nhà kép hát che giấu nên trốn thoát. Ông tập hợp một đạo quân mặc toàn áo tang bất ngờ tấn công dinh Long Hồ và sau đó nhanh chóng đuổi quan trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định là Tổng đốc Chu (hay Tổng đốc Châu), lấy lại thành Sài Gòn tháng 12 cùng năm.
- 1778: Nguyễn Ánh được các tướng tôn ông làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính.
- 1780: Nguyễn Ánh xưng vương, dùng theo niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Lê và lấy ấn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh Trấn chi bửu" làm ấn truyền quốc, phong cho Đỗ Thanh Nhơn chức Ngoại hữu, Phụ chính, Thượng tướng công
- 1781: Nguyễn Ánh cùng Tống Phúc Thiêm lập mưu giả bệnh, gọi Thanh Nhơn đến rồi sai võ sĩ giết chết.
- 1782: Nguyễn Nhạc cùng em trai là Nguyễn Huệ mang quân thủy bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy và cửa biển Cần Giờ với quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Nguyễn Ánh thất trận bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp (rừng Romdoul là khoảng khu vực phía bắc tỉnh Svay Rieng)
- 1783: Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang quân tiến đánh Gia Định. Nguyễn Ánh đã lập tuyến phòng thủ trước nhưng vẫn bị quân Tây Sơn phá tan trong trận đánh ở cửa Cần Giờ. Bản thân Nguyễn Ánh buộc phải bỏ chạy về Ba Giồng cùng tướng Nguyễn Kim Phẩm với tầm 100 quân.
- 1784: Giám mục Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh và phái đoàn đem quốc thư của Nguyễn Ánh xuống thuyền đi Malacca rồi sang Pondichéry ở Ấn Độ (thuộc Pháp), còn Nguyễn Ánh đưa mẹ và vợ sang trú ở Long Kì (hay Đồng Khoai, Vọng Các).
- 1785: Quân Tây Sơn đuổi tới đảo Thổ Châu, Nguyễn Ánh chạy sang đảo Cổ Cốt.
- 1787: Nhân lúc nửa đêm, Nguyễn Ánh cùng gia quyến lên thuyền bỏ về hòn Tre (Trúc Dữ). Sau đó Nguyễn Ánh đi sang đảo Cổ Cốt rồi cho mẹ và vợ con ở đảo Phú Quốc. Nguyễn Ánh đi tiếp và chiếm đất Long Xuyên (Cà Mau
- 1789: Gia Định hoàn toàn thuộc về tay Nguyễn Ánh
- 1790:Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân mang 6.000 quân thủy bộ ra đánh chiếm được Phan Rí và Bình Thuận
- 1791: Nguyễn Ánh cho đặt một lệ về việc khẩn hoang rằng ba năm đầu từ ngày khẩn hoang sẽ miễn thuế. Ai muốn khẩn hoang phải nộp đơn trước 20 ngày, sau hạn này ruộng sẽ giao cho binh lính, dân chúng không được quyền tranh chấp nữa.
- 1793: Nguyễn Ánh đem đại quân tiến đánh, lần lượt chiếm được Phan Rang, Nha Trang, Diên Khánh, Phú Yên rồi tranh thủ đánh Thị Nại, tới tận thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc cho con là Nguyễn Văn Bảo ra chống giữ và cầu cứu Phú Xuân.
- 1797: Nguyễn Ánh dẫn đại quân ra đánh Quy Nhơn
- 1799: Nguyễn Ánh lại tự cầm đại quân đi đánh thành Quy Nhơn và chiếm được thành Quy Nhơn
- 1801: Nguyễn Ánh cho thủy quân tấn công Thị Nại, tiêu diệt hoàn toàn thủy quân Tây Sơn, sau đó giành được Phú Xuân
- 1802: Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long, sáng lập ra triều đại nhà Nguyễn
- 1803: Vua Gia Long cho đúc Cửu vị thần công, xây dựng Quốc Tử Giám (Huế)
- 1805: Vua Gia Long cho xây dựng Kinh thành Huế
- 1816: Tiếp tục thực hiện các động thái nhằm xác định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Hoàng Sa khi ông cho các hải đội ra khai thác và cắm cờ trên quần đảo này
- 1820: Vua Gia Long qua đời, hưởng thọ 59 tuổi, ở ngôi 18 năm
Tranh vẽ Gia Long khi đang ở Xiêm.
Nguyễn Ánh đang trong Hoàng Cung ở Xiêm.
Chân dưng Nguyễn Ánh (Vua Gia Long)
Chân dưng Nguyễn Ánh (Vua Gia Long)
Vua Gia Long trong sách giáo khoa thời VNCH.
Tranh vẽ Nguyễn Ánh giao Nguyễn Phúc Cảnh cho Bá Đa Lộc lên đường sang Pháp năm 1783.
Phần chữ ký trên Hiệp ước Versailles năm 1787.
Tranh vẽ vua Gia Long trên sách xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét