Vua Thành Thái (1879-1954)

 

Vua Thành Thái 

(1879-1954)

 

  • Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Bửu Lân
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Ngày sinh: 14 tháng 3 năm 1879
  • Nơi sinh: Huế, Việt Nam
  • Ngày mất: 20 tháng 3 năm 1954
  • Nơi mất: Sài Gòn, Việt Nam

Vua Thành Thái tên là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Chiêu, con thứ 7 của Hoàng đế Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão (14-3-1879). Vua Đồng Khánh mất, triều đình Huế được sự đồng ý của Pháp đã đưa Bửu Lân lên ngôi vào ngày 1 tháng 2 năm 1889 với niên hiệu là Thành Thái, lúc mới 10 tuổi.

Vua Thành Thái là người có tư tưởng tiến bộ (cắt tóc ngắn, lái ô tô, xuồng máy) và có tư tưởng chống Pháp. Vì vậy, sau 19 năm ở ngôi, dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế lấy cớ nhà Vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị. Sau đó, ông bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu. Năm 1916, ông bị Pháp đem đi đày ở đảo Réunion (Châu Phi). Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất. Ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, thọ 77 tuổi. Vua Thành Thái có 45 người con (19 trai, 26 gái).


  • 1879: Nguyễn Phúc Bửu Lân sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879
  • 1889: Bửu Lân lên ngôi tại điện Thái Hòa lấy hiệu là Thành Thái
  • 1907: Khâm sứ Lévêque đã tuyên bố truất quyền và quản thúc Thành Thái trong Đại Nội và bị ép thoái vị, Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Bạch Dinh, Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay)
  • 1916: Ông bị đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân 
  • 1935: Bửu Lân phải viết thư gửi vua Bảo Đại xin nhà nước Bảo hộ Pháp cho một khoản tiền để mua nhà, "hễ hết đời" ông thì nhà nước sẽ thu lại
  • 1945: Sau khi vua Duy Tân mất, nhờ sự vận động của con gái và con rể của ông, vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường, cựu hoàng Thành Thái mới được cho về Việt Nam. Ông cùng gia đình sống ở Villa Anna tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay) 
  • 1953: Ông được phép về Huế thăm lăng tẩm cha mẹ
  • 1945: Ông mất tại Sài Gòn, hưởng thọ 75 tuổi 


Vua Thành Thái (1889-1907)



 Vua Thành Thái (1889-1907)



 Vua Thành Thái trong bộ võ phục.


Vua Thành Thái trong bộ quân phục Pháp năm 1907.



Vua Thành Thái (1889-1907)



Vua Thành Thái trong quốc phục áo dài khăn đóng.



Vua Thành Thái trong lúc bị đày bên đảo Réunion




Từ trái sang phải, 3 hoàng tử: Bửu Lũy, Bửu Trang và Bửu Liêm. Các em của Vua Thành Thái (1891)



Vua Thành Thái tại Huế.



Các anh em của Vua Thành Thái và các thầy dạy của họ tại Huế, cuối thế kỷ 19.



  Vua Thành Thái ở Sài Gòn.



  Vua Thành Thái với xe đạp.



Vua Thành Thái về Gò Công viếng mộ tổ tiên (bà Từ Dũ quê ở Gò Công mẹ vua Tự Đức là bà cố của vua Thành Thái)



Vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer trong lễ duyệt binh đón chào vua Thành Thái và vua Campuchia thăm Nam Kỳ năm 1898



Vua Thành Thái và em tới thăm quan toàn quyền (1900)



Vua Thành Thái và em tới thăm quan toàn quyền (1900)



 Vua Thành Thái xa giá, trong ảnh là quân hộ vệ 



 Vua Thành Thái và hoàng hậu ( hình như người Tây) đến thăm tòa cung điện chính của hội chợ ở Hà Nội.


Nam Kỳ năm 1897. Diễu binh trên Đại lộ Charner chào mừng  Thành Thái và Vua Cam Bốt đến thăm xứ Nam Kỳ. (Khán đài chính nằm ngay phía trước Tòa Hòa Giải, nơi ngày nay là cao ốc Sunwah).


Cuộc viếng thăm Saigon của vua Thành Thái và Vua Cam Bốt (Norodom). Trong ảnh là cảnh lễ đón vua Thành Thái tại dinh Toàn quyền Norodom, tranh khắc in trên báo Pháp LE JOURNAL ILLUSTRE số ra ngày 1912.




Bảo Đại và Thành Thái ở Đà Lạt năm 1951.


Cựu hoàng Thành Thái vè thăm Huế, tháng 3 năm 1953.




Vua Bảo Ðại đến thăm cựu hoàng Thành Thái tại Sài Gòn năm 1953.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử