Thanh Thánh Tổ - Khang Hi (1654-1722)

 

Thanh Thánh Tổ - Khang Hi

(1654-1722)


 

  • Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Huyền Diệp
  • Quốc tịch: Mãn Châu - Trung Quốc
  • Ngày sinh: 4 tháng 5 năm 1654
  • Nơi sinh: Cảnh Nhân cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • Ngày mất: 20 tháng 12 năm 1722 (68 tuổi)
  • Nơi mất: Sướng Xuân viên, Thuận Thiên phủ, Đại Thanh
Thanh Thánh Tổ, Hãn hiệu Ân Hách A Mộc Cổ Lãng hãn, Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế , là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh và là Hoàng đế nhà Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến khi qua đời vào năm 1722, tổng cộng là 61 năm. Ông có niên hiệu là Khang Hi , nên thường được gọi là Khang Hi Đế. 

Trong lịch sử triều Thanh, Khang Hi Đế được đánh giá là vị Hoàng đế tài ba lỗi lạc bậc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh sau một loạt chiến tranh và những chính sách tích cực khiến dòng họ Ái Tân Giác La ngồi vững vị trí Hoàng đế ở Trung nguyên. Ông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc và được xưng tụng là Khang Hi Đại đế. Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh đã hoàn thành thống nhất và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, Đài Loan, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga, bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.

  • 1654: Ái Tân Giác La Huyền Diệp sinh vào ngày 18 tháng 3 năm Thuận Trị thứ 11 (1654) tại Cảnh Nhân cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh. Ông là con trai thứ ba của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế.
  • 1661: Thuận Trị Đế băng hà, Huyền Diệp đăng cơ lấy niên hiệu là Khang Hi,  đồng thời bổ nhiệm 4 đại thần làm phụ chính là Sách Ni, Tô Khắc Tát Cáp, Át Tất Long và Ngao Bái.
  • 1669: Ngao Bái vào cung yết kiến, Khang Hi ra lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ. Ông kể tội, cách chức Ngao Bái. Vì nể công lao từng cứu sống Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, Khang Hi tha chết và giam Ngao Bái vào ngục, và lệnh bắt những người trong cùng vây cánh Ngao Bái.  
  • 1680: Khang Hi điều 3 cánh quân tấn công Vân Nam. Ngô Thế Phan thất bại liên tiếp, quân Thanh chiếm được Côn Minh. Thế Phan bị dồn vào đường cùng, phải uống thuốc độc tự sát. Sang năm 1681, Khang Hi hoàn toàn dẹp được Vân Nam, chấm dứt loạn Tam phiên. 
  • 1683: Thanh Thánh Tổ (Khang Hi) sai Thi Lang chiếm được Bành Hồ, Đài Loan.
  • 1685: Thanh Thánh Tổ (Khang Hi) sai đô đốc Bành Xuân và Tát Bố Tố chia hai đường thủy bộ tấn công Yaksa (Nga), hạ được thành này và rút về Ái Huy. Khang Hi hạ lệnh xóa bỏ chế độ khoanh đất sản xuất theo kiểu nông nô.
  • 1689: Đại Thanh và Nga ký kết hòa ước Nerchinsk xác định biên giới 2 nước. Hòa ước này đảm bảo hòa bình cho biên giới Nga – Trung trong hơn 100 năm.
  • 1696: Khang Hi thân chinh mang 10 vạn quân đánh tan Cát Nhĩ Đan liên kết với Sa hoàng, với 3 vạn quân.
  • 1720: Khang Hi điều binh đánh đuổi Sách Vọng, hộ tống vị Đạt Lai Lạt Ma VII của Tây Tạng về nước.
  • 1722: Khang Hi Hoàng đế băng hà tại Sướng Xuân viên, Thuận Thiên phủ. Hưởng thọ 69 tuổi, ở ngôi 61 năm, là hoàng đế ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.
  • 1722: Khang Hi phái quân tiến vào Urumqi, mở đầu việc chiếm giữ Tân Cương sau này.



 Chân dung Thanh Thánh Tổ (Khang Hi Hoàng Đế)



 Khang Hi Đế khi thành niên.



 Chân dung vẽ Thanh Thánh Tổ (Khang Hi).



Chân dung Thanh Thánh Tổ (Khang Hi), Hoàng đế Trung Hoa, một bức vẽ của Caspar Luyken



 Chân dung của Hoàng đế Khang Hi lúc trẻ.



Hoàng đế Khang Hi năm 32 tuổi, năm 1696.



 Chân dung của Hoàng đế Khang Hi ở tuổi trung niên.



Chân dung Hoàng đế Khang Hy ở tuổi 45, vẽ năm 1699



 Chân dungThanh Thánh Tổ (Khang Hi).



 Khang Hi Đế mặc quân phục.



 
Khang Hi Hoàng Đế ở tuổi 60.



Chân dung Thanh Thánh Tổ (Khang Hi) về già.



Thanh Thánh Tổ (Khang Hi) những năm cuối đời.



 Các nhà thiên văn học dòng Tên của Phái bộ Dòng Tên đến Trung Quốc với Hoàng đế Khang Hi.



 Trại của Hoàng đế Thanh Thánh Tổ (Khang Hi) ở Khắc Lỗ Luân (Kerulen) trong chiến dịch năm 1696.



 Hoàng đế Khang Hi trên lưng ngựa và được vệ sĩ bảo vệ.



 Tranh vẽ Khang Hi Hoàng Đế đang cưỡi ngựa.



 Hoàng đế Khang Hy trong bộ áo giáp nghi lễ, được trang bị cung tên, và được bao quanh bởi các vệ sĩ.



Hoàng đế Khang Hy trong một chuyến du ngoạn bằng thuyền.


 
 Khang Hi Hoàng đế ba lần tuần du Giang Nam vào các năm 1684, 1689 (mô tả trong bức tranh), và 1699 — nhằm khảng định uy tín và quyền lực của triều đại nhà Thanh sau khi họ vừa đánh bại loạn Tam phiên. 



 Khang Hi Đế trở về sau một chuyến năm tuần năm 1689.



Hoàng đế Khang Hi (thứ 3 phải sang) cùng các vị thánh người Mỹ.



Bút tích của Thanh Thánh Tổ (Khang Hi Hoàng Đế)



Tượng Hoàng đế Khang Hi bằng đồng.



 Cảnh lăng, Đông Thanh Mộ nơi chôn cất Hoàng đế Khang Hi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử