Hoàng Hoa Thám - Đề Thám (1858-1913)


Hoàng Hoa Thám - Đề Thám 

(1858-1913)

  • Tên đầy đủ: Trương Văn Thám
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Ngày sinh: 1858
  • Nơi sinh: Tiên Lữ, Hưng Yên, Đại Nam
  • Ngày mất: 10 tháng 2 năm 1913
  • Nơi mất: Bắc Giang, Liên Bang Đông Dương

Hoàng Hoa Thám, còn gọi là Đề Dương, Đề Thám hay Hùm thiêng Yên Thế, là một anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1885 – 1913).

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Ðề Thám là một trong những cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống Pháp của dân tộc Việt Nam và cũng là một trong những cuộc khởi nghĩa cuộc khởi nghĩa duy nhất mà người Pháp đã lưu lại trên bưu thiệp.

  • 1858: Hoàng Hoa Thám hồi còn bé tên là Trương Văn Thám, quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, sau đó di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang), bố là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh.
  • 1870 - 1875: Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Đại Trận.
  • 1873: Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Xuân Soạn, lãnh binh Bắc Ninh.
  • 1884): Đề Thám tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Hữu Lũng.
  • 1885: Đề Thám cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài.  
  • 1892: Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại. Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế.
  • 1894: Pháp đã chấp nhận giảng hòa, cắt nhượng cho nghĩa quân bốn tổng thuộc Yên Thế.
  • 1897: Hoàng Hoa Thám và Pháp giảng hào lần hai.
  • 1908: Đề Thám thực hiện vụ Hà thành đầu độc trong trại lính pháo thủ tại Hà Nội.
  • 1909: Thống sứ Bắc Kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và lính khố xanh, 400 lính dõng là một lực lượng lớn nhất từ trước tới lúc đó do Đại tá Bataille chỉ huy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế.
  • 1913: Hoàng Hoa Thám hi sinh tại Bắc Giang, hưởng dương 55 tuổi. 



Hoàng Hoa Thám (1858-1913)




Hoàng Hoa Thám (1858-1913)



Hoàng Hoa Thám và con gái Thi The chụp ảnh với Alfred Bouchet (9/1908).




Đề Thám trong bộ tây phục.



Đề Thám bên các cháu của mình. Hình chụp trong khoảng thời gian ông cùng gia đình và các nghĩa quân của mình định cư tại Phồn Xương, tức là thời gian hòa hoãn lần thứ hai với Pháp, dài gần 11 năm (từ 1897 đến 1908).



"Yên Thế - Loạn quân nhóm Đề Thám."Bức ảnh này trung úy Romain Desfossés chụp người đồng hương của mình bên cạnh Đề Thám và các chiến hữu của ông. Mối quan hệ giữa Đề Thám và người Pháp lúc này có vẻ hữu hảo. Cậu bé trai, con Cả Huỳnh (đứng trước viên sĩ quan Pháp) còn được kê ghế đứng để không bị khuất giữa đám cha chú. Tất nhiên, khi quan hệ thù tạc trở thành thù địch, chân dung từng người được nghiên cứu, ghi nhận rất kĩ lưỡng nhằm mục đích tiêu diệt. Ở một khía cạnh khác, ta hiểu thêm ngoài những bức ảnh do chính mình chụp, Pierre Dieulefils đã sử dụng các nguồn ảnh khác nhau để phát hành thành bưu ảnh.



Yên Thế - Loạn quân hàng phục tề tựu ở Nhã Nam trước khi bị bắt, hàng đầu có con gái Đề Thám, Cả Rinh, Cai Sơn. Bức ảnh đại gia đình Đề Thám này chụp vào cuối thời gian đình chiến. Cả Trọng, khi đó 22 tuổi, cùng với hai người con nuôi của Đề Thám là Cả Rinh, Cả Huỳnh, cùng với gia đình 50 người đàn ông khác sinh sống trong nông trại chiến lũy của Đề Thám. Căn cứ vào độ tuổi trong ảnh của người con gái Đề Thám thì thời gian chụp khoảng năm 1906-1907, khi đó bà Hoàng thị Thế khỏang 6 -7 tuổi. Hơn nữa lời chú thích "trước khi bị bắt" cũng xác nhận thêm về thời điểm chụp bức ảnh này.



Căn cứ của Đề Thám ở Chợ Gò.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử