Thanh Đức Tông - Quang Tự (1871-1908)

 

 Thanh Đức Tông - Quang Tự 

(1871-1908)

 
  • Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Tải/Tái Điềm
  • Quốc tịch: Mãn Châu (Trung Quốc)
  • Ngày sinh: 14 tháng 8 năm 1871
  • Nơi sinh: Cung Vương Phủ, Bắc Kinh, Trung Quốc
  • Ngày mất: 14 tháng 11 năm 1908
  • Nơi mất: Trung Nam Hải, Bắc Kinh, Trung Quốc
Thanh Đức Tông tên húy là Ái Tân Giác La Tải/Tái Điềm, Hãn hiệu Ba Đạt Cổ Đặc Thác Nhĩ Hãn, Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1875 đến năm 1908 chỉ với một niên hiệu là Quang Tự nên thường được gọi là Quang Tự Đế. 

Mặc dù thời kỳ cai trị của ông và người tiền nhiệm Đồng Trị Đế đánh dấu sự suy vong của Đại Thanh, nhưng những cải cách trong thời kỳ ấy khiến cho nền kinh tế Trung Quốc được phục hồi và được mở rộng sang thị trường quốc tế nên sử sách gọi là Đồng Quang trung hưng. Mặc dù sự trung hưng này không phục hồi vị thế nhà Thanh, nhưng khiến cho triều đại tiếp tục cai trị Trung Quốc thêm 60 năm. 

  • 1871: Quang Tự Đế tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Điềm. Tải Điềm có quan hệ huyết thống gần với các Hoàng đế trong số các thành viên Hoàng tộc. Tổ phụ của ông là Đạo Quang Đế.
  • 1874: Đồng Trị Đế qua đời không con. Triều đình họp nghị chính để chọn ra người kế vị. Sau khi thống nhất, Từ An và Từ Hi Thái hậu hạ chỉ đưa Tải Điềm vào cung, chọn làm con nối nghiệp Hàm Phong Đế. Ngày 7 tháng 12, Tái Điềm lên ngôi, lấy hiệu Quang Tự, khi đó chỉ mới 4 tuổi. 
  • 1875: ngày 20 tháng 1, Quang Tự Đế chính thức đăng quang tại Thái Hòa điện. 

  • 1894: Chiến tranh Thanh-Nhật nổ ra.
  • 1898: Chính biến Mậu Tuất xảy ra khi,Quang Tự Hoàng Đế cùng Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu thực hiện duy tân đất nước, nhưng bị bị Từ Hi Thái hậu ra lệnh bãi bỏ. Hoàng đế Quang Tự bị giam 10 năm ở Doanh Đài, trong một căn phòng bẩn thỉu, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, chịu nhục nhã cho đến khi chế.
  • 1900: Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc, Liên quân tám nước tham chiến. Tôn chỉ của phong trào là chống lại sự bành trướng thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa, công nghệ, và Thiên chúa giáo.
  • 1901: Hòa ước Tân Sửu được ký kết. Triều đình cam kết duy trì sự hiện diện của phương Tây ở Bắc Kinh, mở cửa tất cả thương cảng của mình cho người nước ngoài tự do buôn bán, đồng thời phải bồi thường chiến phí 450 triệu lượng bạc, tương đương với 67 triệu bảng Anh và bằng một năm thu nhập của triều đình.
  • 1908: Hoàng đế Quang Tự qua đời,  ở tuổi 37 và ở ngôi được 33 năm.


 Thanh Đức Tông - Quang Tự (1871-1908)



 Ái Tân Giác La Tái Điềm lúc ba tuổi.



 Thanh Đức Tông - Quang Tự Hoàng đế đang ngồi học.



Tranh vẽ Thanh Đức Tông - Quang Tự năm 1890.



Hình chụp Hoàng đế Quang Tự.



 Chân dung Thanh Đức Tông - Quang Tự (1871-1908)



  Chân dung Thanh Đức Tông - Quang Tự (1871-1908)



Chân dung Thanh Đức Tông - Quang Tự (1871-1908)



 Quang Tự Hoàng Đế cùng Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi (phải).



 Quang Tự Đế đang quỳ trước Thái hậu (vẽ bởi Katharine Carl) sau Chính biến Mậu Tuất năm 1898.



Đại sứ Pháp gặp mặt Hoàng đế Quang Tự khoảng năm 1890.
 Tranh vẽ Từ Hi Thái Hậu và Quang Tự Hoàng Đế.



 Lễ cưới của Thanh Đức Tông - Quang Tự và Long Dụ Hoàng Hậu.



 Lễ cưới của Thanh Đức Tông - Quang Tự và Long Dụ Hoàng Hậu.



 Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra năm 1900



 Giường của Hoàng đế Quang Tự được chụp bởi Quân đội Pháp (1900-1901).



 Quang cảnh tang lễ Quang Tự Hoàng đế năm 1908.



 Sùng Lăng nơi an táng Quang Tự Hoàng đế.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử