Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947)

 

Huỳnh Thúc Kháng 

(1876-1947)

 


  • Tên đầy đủ: Huỳnh Thúc Kháng (Hoàng Thúc Kháng, Huỳnh Văn Thước)
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Ngày sinh: 1 tháng 10 năm 1876
  • Nơi sinh: Tiên Phước, Quảng Nam, Đại Nam
  • Ngày mất: 21 tháng 4, 1947 (70 tuổi)
  • Nơi mất: Nghĩa Hành, Quảng Ngãi

Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước người Việt Nam. Ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1946-1947) và Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (giai đoạn từ 31 tháng 5 đến 21 tháng 9 năm 1946), trước đó ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp. Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: Cụ Huỳnh. 

 

Cột mốc:

  • 1876: Huỳnh Thúc Kháng sinh tại làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Cha ông là cụ ông Huỳnh Văn Phương, tự Tấn Hữu, xuất thân nhà nông hào nhưng cũng học qua Nho học, nhiều phen thi cử nhưng không đỗ. Mẹ ông là cụ bà Nguyễn Thị Tình, người làng Hội An nhưng cư ngụ làng Phú Thị (nay thuộc xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước), em ruột Phó bảng Nguyễn Đình Tựu.  
  • 1900: Ông đậu Giải nguyên kỳ thi hương năm Canh Tý.
  • 1904: Ông đỗ Đệ Tam giáp tiến sĩ đồng xuất thân.  
  • 1906: Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân
  • 1908: Ông bị bắt vì tham gia phong trào Duy Tân và bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm.
  • 1919: Huỳnh Thúc Kháng được trả tự do.
  • 1927: Ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân - một tờ báo được xuất bản tại Huế.
  • 1943: Báo Tiếng Dân bị chính quyền thời bấy giờ đình bản.
  • 1945: Sau khi CMT8 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
  • 1946: Khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam. Cuối năm, ông là Đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. 
  • 1947: Ông lâm bệnh nặng và mất tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

 

 
Chân dung Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)



Chân dung Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)

 

 

Chân dung Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)
 
 
 

Cụ Huỳnh Thúc Kháng (phải) và cụ Ngô Đức Kế.

 

 

  

Huỳnh Thúc Kháng sáng lập tờ báo Tiếng Dân - một tờ báo được xuất bản tại Huế năm 1927.



 

Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Huỳnh Thúc Kháng (hàng đầu, thứ nhất từ phải sang) trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.



Huỳnh Thúc Kháng (giữa) cùng các thành viên Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 

 

Lăng mộ Huỳnh Thúc Kháng trên đỉnh núi Thiên Ấn, Quảng Ngãi.



 

Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị, được một người cháu nuôi trong dòng tộc bảo quản.

  

 

 

Di ảnh Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) được thờ bên trong nhà lưu niệm.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử