Trần Trọng Kim
(1883-1953)
- Tên đầy đủ: Trần Trọng Kim
- Quốc tịch: Việt Nam
- Ngày sinh: 1883
- Nơi sinh: xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, Đại Nam
- Ngày mất: 2 tháng 12 năm 1953 (70 tuổi)
- Nơi mất: Đà Lạt, Quốc gia Việt Nam
Trần Trọng Kim (1883 – 1953) là một học giả, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, từng làm thủ tướng của chính phủ Đế quốc Việt Nam vào năm 1945 (chính phủ này được Đế quốc Nhật Bản thành lập trong thời kỳ chiếm đóng Việt Nam). Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hóa như Việt Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, Nho giáo,...
Cột mốc:
- 1883: Trần Trọng Kim sinh tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố (nay là xã Xuân Phổ), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là Trần Bá Huân (1838-1894), đã từng tham gia từ rất sớm phong trào Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
- 1897: Ông theo học tại Trường Pháp-Việt Nam Định và học chữ Pháp.
- 1900: Ông thi đỗ vào Trường Thông ngôn.
- 1903: Trần Trọng Kim tốt nghiệp Trường Thông ngôn.
- 1904: Ông làm Thông sự ở Ninh Bình.
- 1905: Vì hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon.
- 1906: Nhân có Hội chợ đấu xảo tại Marseille, Pháp, ông xin làm một chân thợ khảm để được đi với Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) sang dự.
- 1909: Ông vào học trường Sư phạm Melun.
- 1921: Trần Trọng Kim làm Thanh tra Tiểu học.
- 1924: Trần Trọng Kim nhận chức Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học.
- 1931: Trần Trọng Kim dạy tại Trường Sư phạm thực hành.
- 1939: Giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội.
- 1943: Một năm sau khi ông về hưu, Nhật Bản kéo vào Đông Dương, họ lấy cớ "giúp các ông tránh sự bắt bớ của Pháp" đưa ông và chí sĩ Cử nhân Dương Bá Trạc (1884-1944) bí mật sang Chiêu Nam (Singapore).
- 1945: Sau khi Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Trần Trọng Kim được Nhật Bản đón từ Băng Cốc về Sài Gòn. Trần Trọng Kim và một số nhà trí thức được giao thành lập nội các ở Huế. Đây là một dạng nghị viện đầu tiên tại Việt Nam và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng
đầu tiên của Việt Nam. Tham gia Nội các của ông đều là các nhà trí thức
luật sư, bác sĩ, kỹ sư (một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật
sư). chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam; đặt quốc thiều là bài "Đăng đàn cung"; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm". Đến ngày 23 tháng 8 năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim sụp đổ.
- 1946, khi quân Quốc dân đảng Trung Quốc phải rút về nước, ông sang Trung Quốc tìm gặp cựu hoàng Bảo Đại đang ở Hồng Kông.
- 1947: Ông trở về Sài Gòn và sống tại nhà luật sư Trịnh Đình Thảo.
- 1948: Ông qua Phnom Penh và sống với người con gái. Sau đó, ông lại trở về Việt Nam sống thầm lặng.
Trần Trọng Kim (1883 – 1953)
Nội các Chính phủ Trần Trọng Kim, từ trái sang phải Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim, Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thi, ngày 20 tháng 5 tháng 1945.
Chân dung Trần Trọng Kim (1883 – 1953)
Chân dung Cụ Trần Trọng Kim (1883 – 1953)
Việt Nam sử lược là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919. Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam
có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu
tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng
làm sách giáo khoa của Việt Nam Cộng hòa cho tới năm 1975.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét