Đỗ Cao Trí (1929-1971)

 

 Đỗ Cao Trí

(1929-1971) 

  • Tên đầy đủ: Đỗ Cao Trí
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Cấp bậc: Trung tướng
  • Phục vụ: Quân lực VNCH
  • Đơn vị: Binh chủng Nhảy dù
  • Tham chiến: Chiến tranh Việt Nam
  • Năm tại ngũ: 1947 - 1971
  • Ngày sinh: 20 tháng 11 năm 1929
  • Nơi sinh: làng Bình Trước, Biên Hòa, Liên bang Đông Dương
  • Ngày mất: 23 tháng 2 năm 1971 (42 tuổi)
  • Nơi mất: Trảng Lớn, Tây Ninh, Việt Nam Cộng hòa
 
 
Trung tướng Đỗ Cao Trí (1929-1971) là một vị tướng Bộ binh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) nổi tiếng với sức chiến đấu dũng mãnh và phong cách hào hoa. Đỗ Cao Trí khởi nghiệp trong Quân đội Pháp trước khi chuyển sang Quân đội Quốc gia Việt Nam và QLVNCH. Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đỗ Cao Trí là chỉ huy của Quân đoàn I, nơi ông được ghi nhận là đã đàn áp gay gắt các cuộc biểu tình đòi quyền công dân của Phật tử chống lại chính phủ Diệm. Trí sau đó tham gia vào cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963 dẫn đến vụ ám sát Tổng thống Diệm ngày 2 tháng 11 năm 1963.

Ông bị chỉ trích về đời tư và việc tham nhũng, nhưng được đánh giá là vị tướng có năng lực trong hàng ngũ tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Năm 1971, khi đang là tư lệnh Quân đoàn III, ông bị tử nạn trong một vụ nổ trực thăng không rõ nguyên nhân (có nghi vấn rằng ông bị các tướng Việt Nam Cộng hòa khác ám sát), được truy thăng cấp Đại tướng. 

 

 Cột mốc:

  • 1929: Đỗ Cao Trí sinh trong một gia đình điền chủ lớn tại làng Bình Trước, Biên Hòa, miền Đông Nam phần Việt Nam. Do gia đình có điều kiện khá giả nên thời niên thiếu ông được học ở các trường danh tiếng dạy theo giáo trình Pháp: trường Tiểu học Nguyễn Du, Biên Hòa, trường Trung học Lycée Petrus Ký, Sài Gòn.
  • 1947: Ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Sau khi rời ghế học đường, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, được cho theo học khóa Đỗ Hữu Vị tại trường Sĩ quan Nước Ngọt ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu).
  • 1948: Mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông được chọn đi du học khóa Bộ binh tại trường Thực tập Bộ binh Auvours, Pháp. Tháng 10 về nước, ông gia nhập Binh chủng Nhảy dù và đi du học tiếp khóa căn bản Nhảy dù tại Trung tâm Huấn luyện Nhảy dù Pau ở Pháp. 
  • 1949: Mãn khóa về nước, ông phục vụ trong Đơn vị Nhảy dù của Quân đội Liên hiệp Pháp.
  • 1950: Cùng với sự ra đời của Quân đội Quốc gia, Đại đội Nhảy dù Biệt lập được thành lập ở Bắc Việt. Ông được thăng cấp Trung úy và làm Trung đội trưởng trong Đại đội này do Đại úy Nguyễn Khánh làm Đại đội trưởng.
  • 1951: Khi Đại đội Biệt lập Nhảy dù được nâng lên cấp Tiểu đoàn, ông là Đại đội trưởng của một trong 3 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 1 Nhảy dù tân lập, vẫn do Đại úy Nguyễn Khánh làm Tiểu đoàn trưởng.  
  • 1952: Chính thức chuyển biên chế sang Quân đội Quốc gia, ông được thăng cấp Đại úy và chuyển đi làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 19 Việt Nam.
  • 1953: Ông được cử đi học lớp Chỉ huy Chiến thuật tại Trung tâm Huấn luyện Chiến thuật Hà Nội.cùng năm ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm.
  • 1954: Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia cử giữ chức vụ Tư lệnh Liên đoàn Nhảy dù.
  • 1955: Ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm.  
  • 1956: Ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Đệ Tam Quân khu (gồm 4 tỉnh: Kontum, Pleiku, Phú Yên và Bình Định).
  • 1958:ông được cử đi du học tại Hoa Kỳ qua các khóa:
    -Khóa Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth ở Tiểu bang Kansas.
    -Khóa Dân sự vụ tại Học viện Fort Gordon ở Tiểu bang Georgia].
    -Khóa Điều không tại Học viện Không quân Fort Kisler ở Tiểu bang Mississippi.
  • 1959: Mãn khóa về nước, ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn I do Trung tướng Trần Văn Đôn làm Tư lệnh. 
  • 1961: Ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng hòa (Đồng Đế, Nha Trang).
  • 1962: Ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh.
  • 1963: Ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm, cùng năm ông được cử kiêm Tư lệnh Quân đoàn I. Ông là một trong các tướng Tư lệnh Quân đoàn ủng hộ cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm nổ ra vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Ngày 2 tháng 11 ông được đặc cách thăng cấp Trung tướng tại nhiệm. Ngày 12 tháng 12 ông chuyển về Cao nguyên Trung phần làm Tư lệnh Quân đoàn II và vùng 2 Chiến thuật.
  • 1964: Ông bị Trung tướng Nguyễn Khánh, Chủ tịch Hội đồng Quân đội Cách mạng kiêm Thủ tướng Chính phủ, giải nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II vì có liên can đến cuộc Biểu dương Lực lượng vào ngày 13/9/1964 do Trung tướng Dương Văn Đức, Tư lệnh Quân đoàn IV, cầm đầu.
  • 1965, Ông bị buộc phải Giải ngũ (do Quyết định của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia)
  • 1967: Ông được cử đại diện Việt Nam Cộng hòa đi làm Đại sứ tại Hàn Quốc.  
  • 1968: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã triệu hồi ông về nước và ông trở lại Quân đội, phục hồi nguyên cấp. Ông được bổ nhiệm  giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô.
  • 1971: Ông bị tử nạn phi cơ trực thăng tại Trảng Lớn, phía bắc Tây Ninh trong khi đang bay thị sát chiến trường trong cuộc hành quân Toàn thắng 1/71. (42 tuổi)



Trang Văn Chính và Đỗ Cao Trí tại
Khóa 2 Đỗ Hữu Vị Thụ huấn tại Nước Ngọt Vũng Tàu (1947-1948).
 



 
Trung úy Đỗ Cao Trí và Đại úy Nguyễn Khánh thuộc Tiểu đoàn 1 Nhảy dù năm 1950.
 




Đại úy Đỗ Cao Trí và Quốc trưởng Bảo Đại tại Sài Gòn năm 1952.





Trung tá Đỗ Cao Trí trong lễ gắn dây Biểu Chương Quân Công Bội Tinh cho Tiểu đoàn 5 Nhảy dù. 
 
 



Trung tá Đỗ Cao Trí trong giai đoạn giao chiến với quân Bình Xuyên năm 1955.
 
 
 


Trung tá Đỗ Cao Trí trong giai đoạn giao chiến với quân Bình Xuyên năm 1955.
 
 
 
 
 
Trung tá Đỗ Cao Trí trong giai đoạn giao chiến với quân Bình Xuyên năm 1955.
 
 
 
 

Trung tá Đỗ Cao Trí và Tổng thống Ngô Đình Diệm, bìa trái là Thiếu tá Nguyễn Hữu Hạnh. 




 
 
Từ trái sang: Trung tá tá Đỗ Cao Trí, Trung tướng Lê Văn Tỵ và Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1955.



 

Một bức ảnh của Đại tá Đỗ Cao Trí vào năm 1959.
 
 



Chân dung Đại tá Đỗ Cao Trí khi đang theo học Khóa Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth ở Tiểu bang Kansas năm 1959.
 
 
 

Hình chụp ông Đỗ Cao Trí trong một bưởi lễ.










Chân dung Đỗ Cao Trí (1929-1971)




Chân dung Thiếu tướng Đỗ Cao Trí.
 
 
 


 Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert S.McNamara và thiếu tướng Đỗ Cao Trí, tư lệnh Quân Đoàn I, tháng 9, năm 1963.
 
 
 

 
 Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert S.McNamara và thiếu tướng Đỗ Cao Trí, tư lệnh Quân Đoàn I, tháng 9, năm 1963.
 
 
 
 

 Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert S.McNamara, Đại sứ Hoa Kỳ Maxwell D. Taylor (giữa) và thiếu tướng Đỗ Cao Trí, tư lệnh Quân Đoàn I, tháng 9, năm 1963.
 

 
 

Trung tướng Đỗ Cao Trí và ông Phan Huy Quát năm 1964.
 




Trung tướng Đỗ Cao Trí (1929-1971).
 
 
 


Trung tướng Đỗ Cao Trí với Đại tá Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, năm 1964.

 



Tướng Nguyễn Khánh và Tướng Đỗ Cao Trí hiện diện tại lều triển lãm chiến lợi phẩm Đỗ Xá.
 
 
 


Trung tướng Đỗ Cao Trí khi còn là Tư lênh Quân đoàn 2.
 
 
 

Trung tướng Nguyễn Khánh và Trung tướng Đỗ Cao Trí.





Trung tướng Đỗ Cao Trí và Đại sứ Hoa Kỳ Maxwell D. Taylor.
 
 
 
 

Chân dung Trung tướng Đỗ Cao Trí (1929-1971).
 
 
 
 
Đại tướng Cao Văn Viên trao huy chương cho Trung tướng Đỗ Cao Trí.
 
 
 
 
 
 Trung tướng Đỗ Cao Trí và Phụ tá Kế hoạch Tổng Tham mưu trưởng Trung tướng Nguyễn Đức Thắng.
 
 
 
 
 
 Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh (giữa) và Thiếu tướng Đỗ Cao Trí (bên phải) tại Trại Lê Văn Duyệt, Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô, tháng 2 năm 1969.
 
 



Trung tướng Đỗ Cao trí và Tổng thống Richard Nixon năm 1969.
 



Trung tướng Đỗ Cao Trí thị sát ở Lộc Ninh năm 1969.
 
 
 


Chân dung Đỗ Cao Trí (1929-1971) 




Trung tướng Đỗ Cao Trí (1929-1971)




Trung tướng Đỗ Cao Trí (1929-1971)




Trung tướng Đỗ Cao Trí đang tóm tắt sự tiến triển ở Camphia cho Đại Tướng Cao Văn Viên, cùng với đó là Đại tá Lê Công Hiếu và Đại tá Trần Quang Khôi (phải).
 
 
 

Trung tướng Đỗ Cao Trí và Trung tướng Lê Nguyên Khang.




Trung tướng Đỗ Cao Trí trong chuyến thị sát một trung tâm tị nạn dành cho thường dân Việt Nam được đưa ra khỏi Campuchia, ngày 15 tháng 5 năm 1970.
 
 
 

Trung tướng Tướng Đỗ Cao Trí, người đang điều hành chiến dịch của QLVNCH tại Campuchia, ngày 15 tháng 5 năm 1970.
 
 
 

Trung tướng Tướng Đỗ Cao Trí, người đang điều hành chiến dịch của QLVNCH tại Campuchia, ngày 15 tháng 5 năm 1970.
 
 


Trung tướng Đỗ Cao Trí và Đại tá Trần Quang Khôi.
 



Trung tướng Đỗ Cao Trí khi đang ở Campuchia.




Trung tướng Đỗ Cao Trí và Thiếu tướng E.B. Roberts.
 
 
 
 
Tổng thống Nguyễn Văn Thiêu, Trung tướng Đỗ Cao Trí và Đại tá Trần Quang Khôi.




Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Trung tướng Đỗ Cao Trí.
 
 
 
 

Trung tướng Đỗ Cao Trí ở Svay Rieng, Campuchia.
 



Trung tướng Đỗ Cao Trí trả lời phỏng vấn khi QLNVCH tiến vào Parrot's Beak, Campuchia năm 1970.
 
 
 

Hình chụp Trung tướng Đỗ Cao Trí năm 1970.
 
 



Trung tướng Đỗ Cao Trí  đang nghỉ ngơi tại Campuchia.





Trung tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy đơn vị tác chiến gần biên giới Campuchia.




Trung tướng Michael S.Davison , ông giải thích về sự di chuyển của QLVNCH tới Campuchia, ông nói: thứ Tư ông đã từ chối hỗ trợ một ý tưởng đánh vào căn cứ của VC cách biên giới 500 dặm. Davison nói Trung tướng Đỗ Cao Trí, nghĩ rằng hành quân tới tỉnh Kratié, một đầu mối vận chuyển của Việt Cộng. Sài Gòn đã tổ chức chiến dịch vào ngày 4 tháng 2. Đỗ Cao Trí đã mất trong vụ rớt trực thăng, ngày 23 tháng 2 năm 1971.
 
 


 
Đài tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng hồi tháng 2, trong vụ rót trực thăng đã cướp đi sinh mạng của nhà báo Francois Sully, tướng Đỗ Cao Trí và năm người khác. Đài tưởng niệm được xây ở ở Tây Ninh, phía trên trang trí hình cánh quạt trực thăng năm 1971





Đám tang Đại tướng Đỗ Cao Trí tại nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, ngày 26 tháng 6 năm 1971.
 
 
 
 
 
Đám tang Đại tướng Đỗ Cao Trí tại nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, ngày 26 tháng 6 năm 1971.
 
 
 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử