Tăng Bạt Hổ (1858 - 1906)

 

Tăng Bạt Hổ 

(1858 - 1906)



  • Tên đầy đủ:  Tăng Bạt Hổ
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Phong trào chính trị: Cần Vương
  • Ngày sinh: 19 tháng 7 năm 1858
  • Nơi sinh: Làng An Thường, Bình Định
  • Ngày mất: 1906
  • Nơi mất: Ấp Thế Lại Thượng

 

Tăng Bạt Hổ (1858 - 1906), tự là Sư Triệu, hiệu là Điền Bát, tên thật là Tăng Doãn Văn, là một trong những chí sĩ tham gia hưởng ứng phong trào Cần Vương và là nhà hoạt động trong phong trào Đông Du, trong qua trình chống Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.   

 

  Cột mốc:

  • 1858: Tăng Bạt Hổ sinh tại làng An Thường, nay thuộc xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, nằm cách huyện lỵ Hoài Ân khoảng 3 km về phía đông bắc, cách thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
  • 1872: khi mới 14 tuổi, Tăng Bạt Hổ đã tham gia chiến đấu chống Pháp trong hàng ngũ tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc. 
  • 1885: Hưởng ứng chiếu Cần Vương, Tăng Bạt Hổ cùng với Phạm Toàn chiêu mộ binh lính, rèn đúc vũ khí xây dựng chiến khu chống Pháp tại vùng núi Kim Sơn (huyện Hoài Ân), quê hương ông, là một vùng rừng núi có địa thế hiểm trở. Tăng Bạt Hổ đã liên kết với lực lượng của Mai Xuân Thưởng và được giao nhiệm vụ giữ mặt trận phía bắc Bình Định. 
  • 1886: Tăng Bạt Hổ cử hai tướng là Bùi Điền và Đỗ Duyệt đem quân giao chiến với Nguyễn Thân nhưng bị thất bại.
  • 1887: Nguyễn Thân kéo đại quân triệt phá mật khu Kim Sơn, vây bắt Tăng Bạt Hổ. Mặc dù Nguyễn Thân không thực hiện được kế hoạch, nhưng do quân ít, vũ khí thô sơ nên cuối cùng nghĩa quân tan rã. Nghĩa quân tản mát rồi nương náu tại các bản làng Tây Nguyên. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Tăng Bạt Hổ vượt núi sang Lào, Xiêm, Trung Quốc, Nga, Nhật tìm Lưu Vĩnh Phúc nhưng Phúc đã chết.
  • 1904: Tăng Bạt Hổ về tới Hải Phòng, vào Quảng Nam, do Nguyễn Thành giới thiệu mà hội họp với Sào Nam và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, đầu năm sau đưa Sào Nam và Đặng Tử Kính qua Nhật để cầu ngoại viện, tổ chức phong trào Đông Du.
  • 1905: Tăng Bạt Hổ về nước đem theo bài văn Khuyến thanh niên du học của Phan Bội Châu truyền bá, cổ động.
  • 1906: Tăng Bạt Hổ trên đường từ Nam ra Huế ông lâm bệnh nặng rồi mất trên một chiếc thuyền trên sông Hương.   

 

  

 Chân dung Tăng Bạt Hổ (1858 - 1906).



Tượng đài Tăng Bạt Hổ (1858 - 1906) tại thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân tỉnh Binh Định.

 

 


Tượng Tăng Bạt Hổ (1858 - 1906).
 
 
 
 
Đền thờ Tăng Bạt Hổ, nay thuộc xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân.
 
 
 
 
Lăng mộ Tăng Bạt Hổ tại khu nhà thờ cụ Phan Bội Châu, Huế.
 
 
 

Bia đá nơi mộ được khắc Điền Bát Tử Tăng Bạt Hổ chí sĩ chi mộ.

 

 

 Trung Học Tăng Bạt Hổ ở Bồng Sơn, năm 1966.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử