Tôn Thất Thuyết (1835-1913)

 

 Tôn Thất Thuyết 

(1835-1913)


  • Tên đầy đủ: Tôn Thất Thuyết
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Phong trào chính trị: Cần Vương
  • Ngày sinh: 12 tháng 5 năm 1835
  • Nơi sinh: Làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, Huế.
  • Ngày mất:  22 tháng 9 năm 1913
  • Nơi mất: Vùng Long Châu, Quảng Đông, Trung Quốc

 

Tôn Thất Thuyết (1839 – 1913), biểu tự Đàm Phu, là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn, anh hùng kháng chiến chống Pháp trong lịch sử Việt Nam.

Ông làm quan đầu triều trong giai đoạn Việt Nam lâm nguy: bên ngoài thì bị quân Pháp xâm chiếm, bên trong thì vua Nguyễn nhu nhược bất tài, trong khi ông luôn chủ trương phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước. Ông là người đã phế lập các vua Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc trong một thời gian ngắn do những ông vua này quá bất tài hoặc có ý đầu hàng Pháp, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc, cho tới khi Hàm Nghi (một vị vua có dũng khí chống Pháp) được ông hỗ trợ lên ngôi. 

Khi thất bại trong một cuộc binh biến chống Pháp năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, bản chiếu thư nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam yêu nước đứng lên chống Pháp. Toàn bộ gia đình 3 đời của ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh vì nước, được sử sách và nhân dân ca ngợi là "Ba đời vì nước, Toàn gia ái quốc".

 

Cột mốc:

  • 1835: Tôn Thất Thuyết sịnh tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa. Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, cũng là cháu 5 đời của Hiền vương Nguyễn Phúc Tần. 
  • 1869: Tôn Thất Thuyết giữ chức Án sát tỉnh Hải Dương.
  • 1870: Tôn Thất Thuyết được sung làm Biện lý Bộ hộ rồi sau đó (tháng 11) chuyển sang chức Tán tương giúp Tổng thống quân vụ đại thần Hoàng Tá Viêm "dẹp loạn" ở các tỉnh phía Bắc.Sau chiến dịch này, Tôn Thất thuyết được phong chức "Quang lộc tự khanh" và làm Tán lý quân thứ Thái Nguyên. Kể từ đây, ông chuyên hoạt động quân sự và nổi tiếng dần qua các cuộc giao tranh với những cánh quân chống lại triều đình Huế. Tháng 12, ông chỉ huy đánh dẹp nhóm Đặng Chí Hùng ở Thái Nguyên.
  • 1872: Ông cùng Trương Văn Để đánh tan quân Tàu Ô ở Hải Dương, giết chết Hoàng Tề. Tháng 8 năm đó, ông phá được một toán giặc Khách ở Quảng Yên. 
  • 1873: Tôn Thất Thuyết làm Tham tán Đại thần hàm Thị lang Bộ binh, rồi lên thự Tham tri Bộ binh. Tháng 12/1873, ông cùng Hoàng Tá Viêm phục binh tại Cầu Giấy, Hà Nội, chứng kiến quân Cờ Đen giết chết viên chỉ huy Pháp đánh miền Bắc lần thứ nhất là Francis Garnier. Ông muốn thừa thắng tấn công địch nhưng triều đình sai ông triệt binh về Sơn Tây.
  • 1874: Vẫn là Tham tán Đại thần nhưng Tôn Thất Thuyết được phong là Hữu tham tri Bộ binh, tước Vệ Chính Nam. Một tháng sau, ông giữ chức tuần vũ tỉnh Sơn Tây kiêm tham tán Đại thần. Tháng 7, ông lại cùng Hoàng Tá Viêm đàn áp 2 cuộc nổi dậy của hai sĩ phu Trần Tuấn và Đặng Như Mai. 
  • 1875: Ông là tổng đốc Ninh-Thái kiêm tổng đốc các việc quân Ninh-Thái-Lạng-Bằng, dẫn quân dập tắt khởi nghĩa ở Cổ Loa, Đông Anh, bắt chém thủ lĩnh trận. Tháng 6 năm đó, ông bức hàng nhóm Dương Đình Tín ở Thái Nguyên, đến tháng 9 thì bắt sống được tướng quân Cờ vàng là Hoàng Sùng Anh ở Thái Nguyên. Tháng 10 năm đó, ông lại được bổ làm Hiệp đốc quân vụ Đại thần, một chức vụ tương đương với Tổng thống quân vụ Đại thần Hoàng Kế Viêm. 
  • 1881: Tôn Thất Thuyết được phong chức thượng thư bộ binh.
  • 1882: Ông kiêm thêm chức Hải phòng sứ Kinh thành Huế. 
  • 1883: Tôn Thất Thuyết chính lãnh chức Thượng thư Bộ binh và sau đó được cử vào Cơ Mật Viện , phong cho Tôn Thất Thuyết làm Đệ tam Phụ chính đại thần. Tôn Thất Thuyết đã cùng Nguyễn Văn Tường phế lập vua Dục Đức để đưa Hiệp Hòa lên ngôi. Vua Dục Đức bị giam vào ngục cho đến chết. 
  • 1885: Khi quân Pháp đang mở tiệc chiêu đãi thì Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính và của Tòa Khâm sứ Pháp. Sau đó ông đã đưa Hàm Nghi ra Sơn Phòng Quảng Trị, thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương. Lời chiếu nhấn mạnh "người giàu đóng góp tiền của, người mạnh khoẻ đóng góp sức lực, người can đảm đóng góp cánh tay, để lấy lại đất nước trong tay quân xâm lược"
  • 1887: Ông đến Quảng Đông với chủ trương cầu viện nhà Thanh giúp Việt Nam đánh thực dân Pháp. Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt vì thuộc hạ Trương Quang Ngọc phản bội, Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm đều chết trong lần đó. Nhưng cuộc cầu viện bất thành, ông đành tìm các bạn lưu vong như Nguyễn Thiện Thuật, cố gắng liên lạc với phong trào trong nước.
  • 1889: Tôn Thất Thuyết cử người về Hà Tĩnh và phong cho Phan Đình Phùng làm Bình Trung tướng quân.
  • 1892: Ông đã chỉ đạo cho Lương Phúc đưa quân xâm nhập tổng Hoành Mô thuộc Móng Cái, phát tuyên ngôn dưới danh nghĩa Hàm Nghi để đánh Pháp.  
  • 1893: Ông đã chỉ đạo cho Vũ Thái Hà tiến vào Bình Hồ cũng thuộc Móng Cái để tấn công Pháp cũng dưới danh nghĩa Cần Vương. 
  • 1895: Ông cho một đạo quân tiến đánh Cao Bằng, chiếm vùng Lục Khu nhưng bị Pháp đẩy lui. Chiến tranh Trung - Nhật nổ ra, biên giới Việt - Trung bị kiểm soát chặt chẽ, người Pháp yêu cầu nhà Mãn Thanh quản thúc Tôn Thất Thuyết, nên các hoạt động của ông chấm dứt. Ông bị cấm túc, không được ra khỏi nơi cư trú. Triều đình Mãn Thanh cấp cho ông khoản trợ cấp hàng tháng 60 lạng bạc để hưu trí. Trong những năm cuối đời, ông thường có cơn điên dại và thường múa gươm chém vào những tảng đá trong vườn. Tính khí thất thường của ông trong những năm này khiến những người theo ông dần bỏ về Việt Nam hết. Nhân dân vùng Long Châu, Quảng Đông, Trung Quốc gọi ông là "Đả thạch lão" ("Ông già chém đá").
  • 1899: Ông tái giá với một bà góa người Trung Quốc năm 1899.
  • 1913: Tôn Thất Thuyết mất tại Quảng Đông, đại thần nhà Thanh là Lý Căn Nguyên ở Bắc Kinh xót thương ông trung liệt, đã cho xây mộ và dựng bia ông ở Thiên Quang.
 
 
 
Chân dung Tôn Thất Thuyết (1835-1913)



  

Chân dung Tôn Thất Thuyết (1835-1913)

 

 

Đồn Mang Cá (Trấn Bình Đài) nơi Tôn Thất Thuyết dẫn quân đánh úp quân Pháp năm 1885.
 
 
 

 Toàn văn Chiếu Cần Vương năm 1885.

 

 

Phủ thờ Tôn Thất Thuyết vốn là Phủ thờ của dòng họ, được Tôn Thất Thuyết cho xây dựng khoảng năm Tự Đức thứ 19 (1866). Phủ Tôn Thất Thuyết hiện nay thuộc địa bàn làng Vân Thê (xã Thủy Thanh, Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế).
 
 
 

Tượng bán thân Tôn Thất Thuyết tại làng Vân Thê.

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử