Mai Xuân Thưởng (1860-1887)

 

 Mai Xuân Thưởng 

(1860-1887)

 



  • Tên đầy đủ: Mai Xuân Thưởng (lúc nhỏ tên là Phạm Văn Siêu)
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Phong trào chính trị: Cần Vương
  • Ngày sinh: Năm 1860
  • Nơi sinh: Thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn
  • Ngày mất: 7 tháng 6 năm 1887
  • Nơi mất: Gò Chàm (phía đông thành Bình Định cũ)

 

Mai Xuân Thưởng (1860 – 1887), lúc nhỏ tên là Phạm Văn Siêu, là một trong những sĩ phu và là lãnh tụ hưởng ứng phong trào Cần Vương kháng Pháp  cuối thế kỷ 19 ở Bình Định (Việt Nam).

 

Cột mốc:

  • 1860: Mai Xuân Thưởng sinh tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Cha ông là Mai Xuân Tín, từng làm Bố chính tỉnh Cao Bằng; mẹ là bà Huỳnh Thị Nguyệt, con một nhà quyền quý trong làng.
  • 1878: Mai Xuân Thưởng thi đỗ tú tài. 
  • 1885: Nổ ra cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế,khi ấy ở Bình Định đang diễn ra kỳ thi Hương. Đến khi nghe tin Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần Vương, mấy nghìn sĩ tử liền bỏ thi, trở về quê tụ nghĩa. Ở lại thi tiếp, chỉ còn 8 người và tất cả đều trúng tuyển cử nhân, trong số đó có Mai Xuân Thưởng.Thi đỗ xong, Mai Xuân Thưởng trở về quê Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ ở Hòn Sưng (nay thuộc thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn).Tháng 9 năm đó (1885), Đào Doãn Địch lâm bệnh mất, Trước đây, khi Mai Xuân Thưởng ứng nghĩa, được Đào Doãn Địch phong làm Tán tương quân vụ; nay trước khi mất, ông cử Mai Xuân Thưởng lên làm Nguyên soái thay mình. Sau khi làm lễ tế cờ tại Lộc Đổng, Mai Xuân Thưởng cho xuất quân và giao chiến với đối phương nhiều trận tại Cẩm Vân, Thủ Thiện, Hòn Kho (Tiên Thuận)...Hồi này, theo giúp sức Mai Xuân Thưởng, có các ông: Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì, Bùi Điền, Đặng Đề, Nguyễn Hóa, Lê Thượng Nghĩa, Hồ Tá Quốc, Võ Đạt... cùng hàng ngàn sĩ phu và nhân dân các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận.
  • 1887: Sau trận ác chiến ở Bàu Sấu (An Nhơn), Mai Xuân Thưởng bị thương nặng, phải cho rút tàn quân vào Linh Ðỗng (núi Phú Phong) ẩn náu. Trần Bá Lộc kéo quân đến tàn sát dân chúng ở quê ông và còn bắt tra tấn mẹ ông. Đau lòng, ông ra nạp mình để cứu mẹ và dân lành vào ngày 23 tháng 4 năm 1887. Triều đình Đồng Khánh hay tin, bèn ban lệnh lột áo mão cử nhân và hành quyết ông.

 

 

  Năm 1961, nhà thơ Quách Tấn và nhiều người dân đã đứng ra vận động xây dựng lăng mộ nhà Phạm Xuân Thưởng và các lãnh tụ Cần Vương khác của quê hương Bình Định. Ngày 22 tháng 1 năm đó (1961), nhân dân ở Tây Sơn đã làm lễ đưa hài cốt ông từ Phú Lạc về lăng mộ trên một quả đồi cao thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường. Đây cũng chính là căn cứ mà lúc sinh thời, ông dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp.



  

Lăng mộ Mai Xuân Thưởng (1860 – 1887)



  

Bia tưởng niệm trong lăng Mai Xuân Thưởng (1860 – 1887)

 

 

 
Mộ Mai Xuân Thưởng (1860 – 1887)



  

Mộ Mai Xuân Thưởng (1860 – 1887)

 

 

  

Thuận Khánh tổng đốc Trần Bá Lộc(1839-1899)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử