Lưu Bị (160-223)

 

Lưu Bị 

(160-223)


  • Tên đầy đủ: Lưu Bị
  • Quốc tịch: Thục Hán (Trung Quốc)
  • Ngày sinh: Năm 160
  • Nơi sinh: Trác Châu, Hà Bắc
  • Ngày mất: 10 tháng 6 năm 223
  • Nơi mất: Thành Bạch Đế, Trùng Khánh
Lưu Bị là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc, Lưu Bị được sử sách xác nhận là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán. Xuất thân nhà nghèo, ông phải tự lao động kiếm sống thời trẻ. Sự nghiệp của Lưu Bị khởi đầu bằng việc tham gia trấn áp cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng và làm quan cho triều đình, nhưng đường hoạn lộ của ông ban đầu không được suôn sẻ. Gặp lúc nhà Hán suy yếu và nổ ra chiến tranh quân phiệt, Lưu Bị cùng hai người huynh đệ kết nghĩa là Quan Vũ và Trương Phi dần dần tự gây dựng lực lượng và tham gia vào cuộc chiến này. Tuy nhiên, cuộc tranh hùng của Lưu Bị không thuận lợi, ông nhiều lần thất bại và phải đi nương nhờ dưới trướng nhiều chư hầu đương thời như Lã Bố, Tào Tháo, Viên Thiệu, Lưu Biểu.

Trong thời gian nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh châu, Lưu Bị được Gia Cát Lượng theo phò tá và vạch ra Long Trung đối sách để tranh thiên hạ. Theo đường lối này, ông liên kết với quân phiệt Tôn Quyền ở Giang Đông cùng chống Tào Tháo ở phía bắc, chiếm được một phần Kinh châu và gần trọn Ích châu làm đất dựng nghiệp. Tuy nhiên, chiến lược Long Trung đối sách có nguy cơ đổ vỡ vì liên minh với Tôn Quyền rạn nứt, họ Tôn đánh chiếm phần Kinh châu của ông và giết Quan Vũ, khiến Lưu Bị cất quân đánh báo thù và định giành lại đất, sau khi chính thức xưng hoàng đế để kế tục nhà Hán vừa bị họ Tào đoạt ngôi. Thất bại ở Di Lăng khiến Lưu Bị suy sụp, lâm bệnh rồi qua đời. Cơ nghiệp ông gây dựng được truyền lại cho người con cả Lưu Thiện và giao cho thừa tướng Gia Cát Lượng phò tá.

Lưu Bị là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Trong tác phẩm này La Quán Trung xây dựng Lưu Bị là nhân vật chính diện, có lòng nhân từ bác ái, thương dân như con của một vị vua hiền (Tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt gian là Tào Tháo, tuyệt trí là Khổng Minh)

  • 160: Lưu Bị có tên tự là Huyền Đức, người huyện Trác, quận Trác thuộc U châu.\ Ông là dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng – người con thứ của Hán Cảnh Đế. Ông nội Lưu Bị là Lưu Hùng, được cử làm Hiếu liêm, làm huyện lệnh huyện Phạm thuộc Đông quận. Cha Lưu Bị là Lưu Hoằng mất sớm.
  • 184: quân khởi nghĩa Khăn Vàng do Trương Giác cầm đầu nổi dậy chống triều đình. Lưu Bị khởi binh giúp nhà Hán chống Khăn Vàng ở Trác quận. Ông mang Quan Vũ, Trương Phi cùng đội quân bản bộ gia nhập vào quân triều đình dưới quyền Hiệu úy Trâu Tĩnh.
  • 188: anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi giao tranh với quân cướp địa phương bị bại trận, bèn bỏ huyện Cao Đường đến nương nhờ người bạn học cũ là Công Tôn Toản ở U châu.
  • 194: Không lâu sau khi Từ châu được giải vây, Đào Khiêm ốm nặng, quyết định tiến cử Lưu Bị làm Từ châu mục thay mình, nèn dâng biểu lên Hán Hiến Đế.  
  • 200: Tào Tháo đại thắng Viên Thiệu ở Quan Độ. Tào Tháo đắc thắng, coi thường Lưu Bị, sai Sái Dương đi đánh Nhữ Nam. Lưu Bị mang quân ra địch, đánh tan quân Tào, Quan Vũ giết chết Sái Dương.
  • 207: ông được Từ Thứ theo giúp, Từ Thứ tiến cử một người bạn là Gia Cát Lượng cho ông. Lúc đó Gia Cát Lượng đang ở ẩn.
  • 208: Lưu Bị liên quân với Tôn Quyền đánh trận Xích Bích với Tào tháo.
  • 218: Lưu Bị giao cho Gia Cát Lượng trấn giữ Thành Đô, tự mình cùng mưu sĩ Pháp Chính khởi 10 vạn quân đi đánh Hán Trung. 
  • 219: Lưu Bị xưng Hán Trung vương.
  • 220: Lưu Bị mất Kinh Châu và Quan Vũ bị Lã Mông nhà Đông Ngô giết.
  • 221: Lưu Bị lấy quốc hiệu là Hán để kế tục Lưu Hiệp, đặt niên hiệu là Chương Vũ. Từ đó nhà Thục Hán bắt đầu. 
  • 223: Lưu Bị qua đời tại cung Vĩnh An, thọ 63 tuổi.

 
 Chiêu Liệt Đế (Lưu Bị) qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ thời nhà Đường. (Minh họa không chính xác, bởi Lưu Bị không có râu).



 Tranh vẽ Lưu Bị (160-223)



 Một minh họa Lưu Bị từ triều đại nhà Minh trong Nhà thờ Hồi giáo.



 Hình họa trên gỗ của Lưu Bị trong cuốn Tam quốc diễn nghĩa từ thời nhà Thanh (mặc quan phục thời trung cổ Trung Quốc, sai với thực tế, Lưu Bị vốn cũng không có râu.



 Tranh vẽ minh họa Lưu Bị - Chiêu Liệt Đế (160-223)



  Tranh vẽ minh họa Lưu Bị - Chiêu Liệt Đế (160-223)



  Tranh vẽ minh họa Lưu Bị - Chiêu Liệt Đế (160-223)



 Ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi




Tranh vẽ minh họa Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa đào viên.

 


Tranh vẽ Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa đào viên được vẽ bởi Matsumura Goshun.



Tranh vẽ Lưu Bị ba lần tới thăm Khổng Minh, tranh vẽ đời nhà Minh.
 


Tranh vẽ Lưu Bị ba lần tới thăm Khổng Minh, tranh vẽ bởi Kuniyoshi Utagawa.


Tranh vẽ thời nhà Minh mô tả Gia Cát Lượng (trái, trên một con ngựa) rời khỏi nơi ẩn dật mộc mạc của mình để tham gia phò tá Lưu Bị (phải).



 Tranh vẽ Khổng Minh và Lưu Bị với Long Trung đối sách.



Tranh vẽ Lưu Bị (cưỡi ngựa) đến thăm Tư Mã Huy.



Tranh vẽ Lưu Bị và những người qua sông được mô tả trong các bức tranh ở Di Hòa viên.



Tranh vẽ Lưu Bị xưng đế, tại Trường Lang ở Di Hòa viên, Bắc Kinh.



 Tượng Lưu Bị tại đền thờ Gia Cát Lượng tại Thành Đô.



Tượng Lưu Bị ở Vũ Hầu Tự



 Tạo hình nhân vật Lưu Bị trong phim Tam quốc (2010) do Vu Hòa Vĩ thủ vai.



Hán Huệ lăng nơi chôn cất của Lưu Bị.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử