Trương Định (1820-1864)

 

Trương Định 

(1820-1864)

 


  • Tên đầy đủ: Trương Định hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Ngày sinh: 1820
  • Nơi sinh: Bình Sơn, Quảng Ngãi, Việt Nam
  • Ngày mất: 19 tháng 8, 1864 (43 – 44 tuổi)
  • Nơi mất: Gò Công, Việt Nam
 

Trương Định (1820 - 1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là võ quan Triều Nguyễn, và là thủ lĩnh nổi tiếng ở vùng Gò Công trong thời kỳ chống Pháp. Trương Định xưng là Trung thiên tướng quân, và được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái

Cột mốc:

  • 1820: Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).
  • 1844: Trương Định theo cha vào Nam. Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân.
  • 1850: Hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ, hàm chánh lục phẩm.
  • 1859: Quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Sau đó, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều (Gia Định), và từng đánh thắng đối phương ở Cây Mai, Thị Nghè...
  • 1861: Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường.  
  • 1862: Ông xưng là Trung thiên tướng quân, và được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái, lấy nơi này làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến.  Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động.
  • 1863: Nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công. Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa. Tướng Lagrandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định. 
  • 1864: Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh Đám lá tối trời thất thủ, Trương Định bị trọng thương (gãy xương sống). Về cái chết của ông, các nguồn không thống nhất về việc ông có tuẫn tiết hay không. Hầu hết các nguồn cho rằng ông đã tuẫn tiết để khỏi rơi vào tay giặc 

 

  

Chân dung Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định (1820 – 1864)

 

 

 

 
Chân dung Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định (1820 – 1864)



Tranh “Nhân dân Gò Công suy tôn Trương Công Định làm Bình Tây Đại Nguyên Soái” (tranh trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

 

 

Ao dinh nơi Trương Định tuẫn tiết năm 1964.




Bàn thờ Trương Định ở bên trong đền ở thị xã Gò Công ngày nay. 
 
 
 
 
Mộ Trương Định ban đầu (1864) được làm bằng hồ ô dước và trên bia đá có khắc mấy chữ: Đại Nam - An Hà lãnh binh kiêm Bình Tây Đại tướng quân Trương công húy Định chi mộ. Nhà cầm quyền Pháp bắt đục bỏ hàng chữ Bình Tây Đại tướng quân và phạt bà Sanh 10.000 quan tiền vì tội lập bia trái phép. Năm 1874, bà Sanh làm đơn xin tu sửa mộ cho chồng. Lần này mộ Trương Định được xây bằng đá hoa cương, có 3 bức hoành phi và 6 trụ đá ghi lại thân thế và sự nghiệp của ông. Một lần nữa, các hoành phi và trụ đá bị Pháp ra lệnh đục bỏ.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho biết: "Trải nhiều năm Pháp thuộc, mộ Trương Định trở thành hoang phế. Sau có bà Huỳnh Thị Điệu, còn gọi là bà Phủ Hải, cho sửa chữa lại. Năm 1956, được sửa sang lần nữa"...Từ năm 1972 đến năm 1973 xây thêm đền thờ. Lăng mộ và đền thờ Trương Định đã được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia ngày 6 tháng 12 năm 1989.

Lễ hội tưởng niệm ông diễn ra tại đây các ngày 19 và 20 tháng 8 dương lịch hàng năm.

 
 

Tượng Trương Định (1820 – 1864) tại Đền thờ anh hùng Trương Định (Gia Thuận) tại Gò Công.

 

Tượng đài Trương Định ở trung tâm thị xã Gò Công.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử