Lê Văn Viễn - Bảy Viễn (1904-1972)

Lê Văn Viễn - Bảy Viễn
(1904-1972)

  

  • Tên đầy đủ: Lê Văn Viễn
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Ngày sinh: 1904
  • Nơi sinh: Sài Gòn, Việt Nam
  • Ngày mất: 1972
  • Nơi mất: Paris, Pháp
Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn (1904-1972), là một tướng cướp lừng danh ở miền Nam Việt Nam trước năm 1945. Ông cũng là thủ lĩnh của Lực lượng Bình Xuyên kiêm Tổng trấn Sài Gòn-Chợ Lớn. Ban đầu Bảy Viễn tham gia tổ chức Lực lượng vũ trang kháng chiến chống Pháp của Việt Minh, sau đó ly khai hợp tác với chính phủ Quốc gia Việt Nam do vua Bảo Đại làm Quốc trưởng, được phong hàm Thiếu tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1955, Bảy Viễn chỉ huy lực lượng Bình Xuyên tấn công chống lại chính phủ và bị Thủ tướng Ngô Đình Diệm dẹp tan, nên phải đào thoát sang Campuchia và lưu vong sang Pháp.

 

Cột mốc:

  • 1904: Bảy Viễn sinh ra tại Chợ Lớn (Sau thuộc Đô thành Sài Gòn) trong một gia đình điền chủ trung lưu gốc Hoa. 
  • 1921: Bảy Viễn vào tù lần đầu với bản án 20 ngày tù giam khi mới 17 tuổi do phạm tội trộm xe đạp.
  • 1936: Bảy Viễn bị chính quyền Nam Kỳ tuyên án 12 năm khổ sai đày đi Côn Đảo do tội cướp có vũ trang ở trung tâm thành phố Sài Gòn. 
  • 1940: Ông vượt ngục thành công về đất liền. 
  • 1941: Tòa án tuyên phạt Bảy Viễn 12 năm khổ sai cộng thêm 8 năm còn thiếu trước đây là 20 năm, trong vụ cướp xưởng mộc Bình Triệu cùng với Mười Trí, tức Huỳnh Văn Trí, sau đó ông lại vượt ngục thành công. 
  • 1945: Bảy Viễn tập hợp lực lượng du đãng tại Sài Gòn hợp tác với Trần Văn Giàu tham gia Kháng chiến chống Pháp. 
  • 1948: Bảy Viễn tuyên bố Lực lượng Bình Xuyên trở về hợp tác với Chính phủ Quốc gia. 
  • 1951: Bảy Viễn đứng ra mở sòng bạc của khách sạn Casino Cloche d’Or. 
  • 1952: Quốc trưởng Bảo Đại phong Bảy Viễn lên cấp Thiếu tướng (Major-général) Quân đội Quốc gia và bổ nhiệm vào chức vụ Tổng trấn Sài Gòn-Chợ Lớn. 
  • 1954: Bảy Viễn từ chối lời mời của Thủ tướng Ngô Đình Diệm về việc sáp nhập Lực lượng Bình Xuyên vào Quân đội Quốc gia. 
  • 1955: Bảy Viễn chỉ huy quân Bình Xuyên tấn công vào các Lực lượng của Chính phủ Quốc gia, nhưng thất bại và phải trốn sang Pháp sống lưu vong. 
  • 1956: Bảy Viễn và các thuộc cấp (Đã lưu vong) bị Tòa án Quân sự tuyên án tử hình khiếm diện về tội danh phá hoại và phản quốc, tước binh quyền và tịch thu tài sản. 
  • 1972: Lê Văn Viễn từ trần tại Paris, Pháp, hưởng thọ 68 tuổi.

 Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn (1904-1972).
 
 


Tuyên ngôn khi Bảy Viễn tuyên bố
Lực lượng Bình Xuyên trở về hợp tác với Chính phủ Quốc gia năm 1948.
 
 
 
 
Quốc trưởng Bảo Đại và Lê Văn Viễn, phía sau có Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân (phía sau Bảo Đại) tại Dinh Gia Long, sau khi Bảy Viễn tuyên bố  trở về hợp tác với Chính phủ Quốc gia năm 1948.
 
 
 

 Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn (1904-1972).




 Bảy Viễn đang đọc diễn văn.




Bảy Viễn đang ở tư gia.




Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) cùng Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc đạo Cao Đài và Trần Văn Soái
Trung tướng của Lực lượng Vũ trang Giáo phái Hòa Hảo.




 Ảnh chụp trước Tổng hành dinh Tướng Viễn, Bảy Viễn đứng thứ năm hàng đầu tiên, từ trái sang. Trong hình còn có ông Trần Văn Văn (thứ hai phải sang), người bị Việt Cộng ám sát năm 1966.



Bảy Viễn và thành viên quân Bình Xuyên đứng trước Tổng hành dinh gần cầu chữ Y.



 Lính Bình Xuyên đang canh gác ở Tổng hành dinh của Bảy Viễn.



Nhà báo người Pháp Jacques Chancel trong một lần phỏng vấn Bảy Viễn tại Tổng hành dinh năm 1953.


  Bảy Viễn (thứ hai trái sang) trò chuyện với tướng Nguyễn Văn Hinh trong một cuộc gặp.


Bảy Viễn đang thương thảo với Ngô Đình Diệm tại Dinh Độc Lập.


 
 Tướng Nguyễn Văn Hinh, Nguyễn Văn Xuân, và Lê Văn Viễn (phải) cùng Thủ tướng Ngô Đình Diệm năm 1954.



  Tướng Nguyễn Văn Hinh, Nguyễn Văn Xuân, và Lê Văn Viễn (phải) cùng Thủ tướng Ngô Đình Diệm năm 1954.



 Tướng Nguyễn Văn Hinh, Nguyễn Văn Xuân, và Lê Văn Viễn (phải) cùng Thủ tướng Ngô Đình Diệm năm 1954.


 
Sau khi quân Bình Xuyên bị Ngô Đình Diệm đánh dẹp. Bảy Viễn chạy thoát được sang Campuchia rồi lưu vong sang Pháp. Ba bà vợ còn bị kẹt lại ở VN, và con trai là thiếu tá Lê Paul đang bị giam.ngày 14/4/1956, cảnh sát đưa Lê Paul ra khỏi bót Phú Lâm, chạy về hướng Phú Định, đến giữa đường xô xuống bắn chết. Ảnh: Lê Paul con trai Bảy Viễn

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử