Thanh Nhân Tông - Gia Khánh (1760-1820)

 

 Thanh Nhân Tông - Gia Khánh 

(1760-1820)



 
  • Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm
  • Quốc tịch: Mãn Châu (Trung Quốc)
  • Ngày sinh: 13 tháng 11 năm 1760
  • Nơi sinh: Viên Minh Viên, Bắc Kinh
  • Ngày mất: 2 tháng 9 năm 1820 (59 tuổi)
  • Nơi mất: Tị Thử Sơn Trang, Hà Bắc

Thanh Nhân Tông tên húy là Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm, Hãn hiệu Tát Y Thập Nhã Nhĩ Đồ Y Lỗ Cách Nhĩ Đồ hãn, Tây Tạng tôn hiệu Văn Thù Hoàng đế, là vị Hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc Mãn Châu. Ông cai trị từ năm 1796 đến năm 1820 và chỉ dùng niên hiệu Gia Khánh nên ông còn được gọi là Gia Khánh Đế. 

Năm Càn Long thứ 38 (1773), Càn Long Đế bí mật chọn ông làm Hoàng thái tử. Tiếp vào năm Càn Long thứ 60 (1796), Càn Long Đế do không muốn thời gian trị vì của mình lớn hơn Hoàng tổ phụ Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế mà mình ngưỡng mộ, đã thiện nhượng cho Gia Khánh Đế để lên làm Thái Thượng hoàng, nhưng vẫn tiếp tục nắm quyền quyết định các việc lớn, sử gọi là Huấn chính biện pháp. 

Trong thời gian trị vì của mình, Gia Khánh Đế đã có những hành động nỗ lực khôi phục lại triều Thanh sau một thời gian dài bị lũng đoạn bởi Hòa Thân, một tham quan nổi tiếng dưới thời Càn Long. Một trong những việc nổi tiếng nhất ông làm là hành quyết Hòa Thân, trừ nạn tham nhũng và tích cực chống buôn thuốc phiện ở Trung Hoa. 

Tuy nhiên trong thời kỳ trị vì của Gia Khánh, mâu thuẫn xã hội gay gắt, nha phiến lưu nhập Trung Quốc, vì vậy việc chống nạn tham nhũng không mấy khởi sắc. Sử gia gọi thời kỳ này là Gia Đạo trung suy.

  • 1760: Ông là con trai thứ 15 của Thanh Cao Tông Càn Long Đế, sinh vào ngày 6 tháng 10 (âm lịch) năm Càn Long thứ 25 (1760) tại Viên Minh Viên.
  • 1775: Càn Long chọn Đại học sĩ Chu Khuê làm thầy dạy cho Vĩnh Diễm. 
  • 1789): Vĩnh Diễm trong đợt gia ân phong tước (cùng có Hoàng thập nhất tử Vĩnh Tinh), được phong làm Hòa Thạc Gia Thân vương.
  • 1795: Càn Long Đế triệu Vương công Hoàng tử vào chầu Cần Chánh điện  tuyên bố lập Trữ quân, tuyên Gia Thân vương Vĩnh Diễm làm Hoàng thái tử.
  • 1796: Càn Long Đế tuyên chiếu thiện nhượng cho Hoàng thái tử Vĩnh Diễm, sử gọi [Gia Khánh Đế. 
  • 1799: Gia Khánh Đế tuy tiễu trừ được Hòa Thân, thi hành tiết kiệm, cải tổ bè đảng.
  • 1820: Gia Khánh Đế băng hà tại Hành cung Nhiệt Hà, hưởng niên 59 tuổi.


Chân dung Thanh Nhân Tông - Gia Khánh (1760-1820)



 Họa đồ Vĩnh Diễm khi còn nhỏ.



Tranh vẽ Thanh Nhân Tông - Gia Khánh (1760-1820)


Chân dung Thanh Nhân Tông - Gia Khánh.



 Gia Khánh Đế mặc Long bào.



 Hòa Thân đại tham quan thời vua Càn Long, đã bị Gia Khánh loại trừ năm 1799.



 Xương lăng, Tây Thanh Mộ, nơi chôn cất Hoàng đế Gia Khánh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử