Thanh Tốn Đế - Phổ Nghi (1906-1967)


 Thanh Tốn Đế - Phổ Nghi (1906-1967)

 
  • Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Phổ Nghi
  • Quốc tịch: 
  • Ngày sinh: 7 tháng 2, 1906
  • Nơi sinh: Bắc Kinh, Nhà Thanh
  • Ngày mất: 17 tháng 10, 1967 (61 tuổi)
  • Nơi mất: Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ái Tân Giác La Phổ Nghi, Hãn hiệu: Cáp Ngõa Đồ Du Tư Hãn, Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế, là vị Hoàng đế thứ 12 và là quân chủ cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc nói chung. 

Ông lên ngôi lúc 2 tuổi, thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm Hoàng đế bù nhìn của Đại Mãn Châu Đế quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934. Năm 1945, ông bị Quân đội Xô viết bắt và quản thúc, sau đó có góp mặt trong phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh của Nhật. Từ năm 1949 đến 1959, ông được trả về nước và bị Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quản thúc, giam giữ vì tội danh bắt tay với quân xâm lược Nhật. Tháng 12 năm 1959, ông được thả và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi qua đời.

Ông có một niên hiệu chính thức khi là Hoàng đế Đại Thanh, gọi là Tuyên Thống, do đó hay được gọi là Tuyên Thống Hoàng đế. Và dù sau này ông có thêm hai niên hiệu khác trong thời kỳ Mãn Châu quốc là Đại Đồng cùng Khang Đức, thì ông vẫn được biết đến như Tuyên Thống Đế hơn cả. Do viết chiếu thư nhường vị, ông cũng được biết đến với vị hiệu là Tốn Hoàng đế hay Mạt đại Hoàng đế. 

  • 1906: Phổ Nghi là con trai trưởng của Thuần Thân vương Tải Phong, con trai của Thuần Hiền Thân vương.
  • 1908: Sau khi người bác là Quang Tự Đế băng hà, Ái Tân Giác La Phổ Nghi được đưa lên ngôi vua khi mới 2 tuổi. cha ruột của Phổ Nghi là Tái Phong được mệnh làm Nhiếp chính vương.
  • 1911: Cách mạng Tân Hợi nổ ra dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn.
  • 1912: Long Dụ Thái hậu đã ký Thanh đế thoái vị chiếu thư,  chấm dứt chế độ quân chủ ở Trung Quốc.
  • 1922: Tuyên Thống Hoàng đế kết hôn với Uyển Dung.
  • 1924: Phổ Nghi bị chính phủ Trung Hoa Dân Quốc do quân phiệt Phùng Ngọc Tường gây sức ép buộc phải rời khỏi Tử Cấm Thành.
  • 1932: Phổ Nghi đã được Nhật Bản dựng lên làm Quốc trưởng Mãn Châu Quốc, một vị trí bị nhiều nhà sử học coi là nhà nước bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản, dưới niên hiệu là Đại Đồng.
  • 1934: Phổ Nghi đã chính thức đăng quang Hoàng đế Đại Mãn Châu Đế quốc với niên hiệu Khang Đức.
  • 1935: Ái Tân Giác La Phổ Nghi sang thăm Nhật Hoàng Hirihito.
  • 1945: Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt.
  • 1946: Ông đã làm chứng tại một phiên tòa tội ác chiến tranh tại Tokyo.
  • 1949: Liên Xô trao trả Phổ Nghi về Trung Quốc. Phổ Nghi phải trải qua 10 năm trong trại cải tạo Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh cho đến khi được tuyên bố là đã được cải tạo xong.
  • 1962: Ông đã kết hôn với một y tá tên là Lý Thục Hiền.
  • 1967: Ông đã qua đời ở Bắc Kinh do biến chứng của ung thư thận và bệnh tim, hưởng thọ 61 tuổi.



 Phổ Nghi trên ngai báu.



Ái Tân Giác La Phổ Nghi lúc 3 tuổi.



 Chân dung Thanh Tốn Đế - Phổ Nghi năm 1908.



 Phổ Nghi 3 tuổi (phải), đứng cạnh bố Tải Phong và em trai Phổ Kiệt.



 Phổ Nghi lúc mới lên ngôi.



 Hình chụp Phổ Nghi năm 1922.



 Phổ Nghi chụp hình các anh chị em.



 Hình chụp Phổ Nghi và Phổ Kiệt (phải) cùng hai em gái.



 Tranh vẽ Cách mạng Tân Hợi năm 1911, dưới thời Tuyên Thống Hoàng đế.



Thanh đế thoái vị chiếu thư (1912) chấm dứt chế độ quân chủ ở Trung Quốc.
 Đám cưới Phổ Nghi và Uyển Dung năm 1922.



 Ái Tân Giác La Phổ Nghi và Uyển Dung ở Thiên Tân năm 1924.



 Phổ Nghi cùng cha của mình Tải Phong.



  Phổ Nghi cùng gia sư của mình Reginald Johnston.



Phổ Nghi khi là Hoàng đế Mãn Châu Quốc.

1930 Hoàng đế Phổ Nghi, cùng các sĩ quan quân đội, xem xét các đội quân tham gia diễn tập quân sự trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật tại Trường Xuân, Mãn Châu quốc


Các quan chức chính phủ và Quốc trưởng Mãn Châu quốc Phổ Nghi vào ngày đầu năm mới.



Hoàng đế Mãn Châu quốc Phổ Nghi và đại sứ Muto Nobuyoshi tại Trường Xuân, ngày 15 tháng 9 năm 1932.



Hoàng đế Mãn Châu quốc Phổ Nghi và đặc phái viên Nhật Bản.



 Hoàng đế Mãn Châu Quốc Phổ Nghi, tháng 3 năm 1934.



 Vũ điệu truyền thống được thực hiện bởi người dân Mãn Châu vào ngày đăng quang của Phổ Nghi, cựu Hoàng đế Trung Quốc đã trở Hoàng đế Mãn Châu, một khu vực bị người Nhật chiếm đóng, vào ngày 15 tháng 3 năm 1934.



 Phổ Nghi cùng các sĩ quan quân đội Nhật Bản năm 1935.



 Hoàng đế Phổ Nghi quan sát các cuộc diễn tập trên con ngựa của mình, tháng 11 năm 1935.



Hoàng đế Phổ Nghi kiểm tra nhà máy Toyo Rayon Andong vào ngày 6 tháng 5 năm 1943.



Phổ Nghi chụp ảnh cùng các quan chức ở Mãn Châ. Bên phải của Phổ Nghi là Trịnh Hiếu Tư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; và bên trái là Trung tướng Honjō Shigeru (mặc đồng phục) chỉ huy lực lượng Nhật Bản ở Mãn Châu.



Phổ Nghi (thứ 2 trái sang) nhận được lời giải thích từ Tetsujiro Yamada tại buổi tổng duyệt quân sự trong buổi lễ tốt nghiệp của Trường quân đội Mãn Châu ở Trường Xuân, Mãn Châu quốc.



Phổ Nghi chụp ảnh cùng Chū Kudō.



 Phổ Nghi trong chuyến thăm Nhật hoàng Hirohito, ngày 2 tháng 5 năm 1935.



  Phổ Nghi trong chuyến thăm Nhật hoàng Hirohito vào ngày 26 tháng 6 năm 1940 tại Tokyo, Nhật Bản.



Mãn Châu quốc, quốc gia bù nhìn của Hoàng gia Nhật Bản, Hoàng đế Phổ Nghi, bắt tay với Hoàng đế Hirohito tại ga Tokyo vào ngày 26 tháng 6 năm 1940 tại Tokyo, Nhật Bản.



 Phổ Nghi sau khi bị binh lính Liên Xô bắt giữ.



 Ông đã làm chứng tại một phiên tòa tội ác chiến tranh tại Tokyo năm 1946.



 Phổ Nghi và Hồng quân Liên Xô năm 1946.



Phổ Nghi bị các sĩ quan Liên Xô bắt giữ và đưa đến sân bay Moukden ở Mãn Châu. Ông sẽ bị giam cầm cho đến năm 1949 và sau đó sẽ được trao lại cho chính phủ Bắc Kinh.
 Thư Phổ Nghi viết cho Stalin.



 Phổ Nghi phải trải qua 10 năm trong trại cải tạo Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh



  Phổ Nghi trong thời gian 10 năm trong trại cải tạo.



 Phổ Nghi trong thời gian 10 năm trong trại cải tạo.



  Phổ Nghi trong thời gian 10 năm trong trại cải tạo.



 Phổ Nghi và em trai mình Phổ Kiệt trong trại cải tạo.



Phổ Nghi nhận lệnh ân xá sau 10 năm cải tạo năm 1959.


Phổ Nghi trong một buổi gặp gỡ Mao Trạch Đông.



Phổ Nghi sau đó được giao cho Vườn bách thảo Bắc Kinh và ban đầu chịu trách nhiệm bán vé và sau đó trở thành người làm vườn.



Ái Tân Giác La Phổ Nghi năm 1961.



Chân dung Phổ Nghi những năm cuối đời.



Ông đã kết hôn với một y tá tên là Lý Thục Hiền năm 1962.



Phổ Nghi và Lý Thục Hiền đi tham quan.



 Phổ Nghi cùng Hùng Bỉnh Khôn (phải) và Lộc Chung Lân (người đã đuổi Phổ Nghi ra khỏi Tử Cấm Thành).



 Tem in bưu chính hình Hoàng đế Phổ Nghi do Mãn Châu quốc phát hành năm 1935.



Tro cốt của Hoàng đế Puyi tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn ở phía Tây Bắc Kinh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử