Thanh Văn Tông - Hàm Phong (1831-1861)

Thanh Văn Tông - Hàm Phong 

(1831-1861)

 
  • Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Dịch Trữ
  • Quốc tịch: Mãn Châu (Trung Quốc)
  • Ngày sinh: 17 tháng 7 năm 1831
  • Nơi sinh: Viên Minh Viên, Bắc Kinh
  • Ngày mất: 22 tháng 8 năm 1861 (30 tuổi)
  • Nơi mất: Tị Thử Sơn Trang, Thừa Đức, Hà Bắc
Thanh Văn Tông tên húy là Ái Tân Giác La Dịch Trữ, Hãn hiệu Đồ Cách Bá Nhĩ Ngạch Nhĩ Bách Đặc Hãn, Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế, là vị Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1850 đến năm 1861, khoảng 11 năm. Cả thời trị vì ông dùng niên hiệu là Hàm Phong, nên thường được gọi là Hàm Phong Đế. 

Hàm Phong Đế được đánh giá tuy còn trẻ nhưng chính trị siêng năng, muốn vực dậy cơ đồ Đại Thanh sau thời Đạo Quang Đế nên tiến hành canh tân cải cách quan viên. Ông nhậm hiền đi tà, ý đồ trọng chấn kỷ cương, trọng dụng Tằng Quốc Phiên thuộc Hán quân, sử dụng biện pháp huấn luyện Hán quân đàn áp Thái Bình Thiên Quốc và Niệp quân. Bên cạnh có trọng dụng Túc Thuận, tiêu trừ và trách mắng Mục Chương A đại thần thời cha Đạo Quang. 

Nhưng lúc này Đại Thanh loạn trong giặc ngoài không ngừng, cuối cùng lấy ký kết một loạt Hiệp ước bất bình đẳng. Hàm Phong triều về sau cũng nhân ý đồ một lần nữa xoay chuyển đối nội, giao ngoại cục diện mà mở ra Dương vụ vận động, khuyến khích giao lưu với người Tây Dương.

  • 1831: Ái Tân Giác La Dịch Trữ, sinh ngày 9 tháng 6 năm Đạo Quang thứ 11 (tức ngày 17 tháng 7, năm 1831) tại Viên Minh Viên ở Bắc Kinh. Ông là con trai thứ tư của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế.
  • 1850: Đạo Quang Đế băng hà tại Thuận Đức đường, hái tử Dịch Trữ lên ngôi, cải niên hiệu là Hàm Phong.
  • 1851: Đại Thanh đã đối mặt với Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn cầm đầu vào giữa thế kỷ 19.
  • 1856: bắt đầu nổi dậy phong trào ly khai của người Hồi theo Hồi giáo (còn gọi là cuộc nổi dậy Panthay) ở Vân Nam.  Chiến tranh nha phiến lần thứ hai diễn ra.
  • 1858: Điều ước Ái Hồn, Trung Quốc mất đi một phần vùng đất Mãn Châu vào tay Đế quốc Nga.
  • 1860: Canh Thân lỗ biến, liên quân Anh-Pháp đánh chiếm Bắc Kinh vào 6 tháng 10 năm ấy. Hàm Phong Đế vội sai Di Thân vương Tái Viên, cùng Binh bộ Thượng thư Mục Khấm làm Khâm sai đại thần đến Thông Châu nghị hòa.
  • 1861: Hàm Phong Hoàng đế băng hà ở Tị Thử Sơn trang tẩm cung, thọ 30 tuổi.  



 Thanh Văn Tông - Hàm Phong (1831-1861)



Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải: Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu, Hoàng đế Đạo Quang, Thọ An Cố Luân Công chúa, Dịch Trữ (Hàm Phong Đế sau này), một người phụ nữ đang phục vụ, Dịch Hân (áo nấu), Khang Từ Hoàng thái hậu và Đồng Quý phi; khoảng năm 1837.



 Từ trái sang phải: Dịch Hân, Dịch Trữ (Hàm Phong Đế), Dịch Cáp, Dịch Huệ, Dịch Hoàn, Hoàng đế Đạo Quang, Thọ An Cố Luân Công chúa và Thọ An Cố Luân Công chúa; khoảng năm 1848.




 Dịch Trữ khi mặc thường phục.



 Thanh Văn Tông - Hàm Phong và Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu.



 Chân dung Thanh Văn Tông - Hàm Phong (1831-1861).



  Chân dung Thanh Văn Tông - Hàm Phong (1831-1861).



  Chân dung Thanh Văn Tông - Hàm Phong (1831-1861).



 Hàm Phong Đế ngự Long bào đọc sách.


 
Quân đội Thái Bình Thiên Quốc bị quân đội nhà Thanh bao vây trong pháo đài trong hai tháng, ngày 5 tháng 5 năm 1854.


Cầu Bát Lý, đêm diễn ra trận đánh, tranh vẽ bởi Émile Bayard, trong Chiến tranh thuốc phiền lần hai năm 1860.



 Định lăng, thuộc Thanh Đông lăng, nơi Thanh Văn Tông được an táng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử