Thanh Tuyên Tông - Đạo Quang (1782-1850)


Thanh Tuyên Tông - Đạo Quang 

(1782-1850)


 
  • Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Miên Ninh
  • Quốc tịch: Mãn Châu (Trung Quốc)
  • Ngày sinh: 16 tháng 9, 1782
  • Nơi sinh: Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • Ngày mất: 26 tháng 2, 1850 (67 tuổi)
  • Nơi mất: Viên Minh Viên, Bắc Kinh
Thanh Tuyên Tông, Hãn hiệu Thác Nhĩ Cách Lặc Đặc hãn, Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế, là vị Hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh, cai trị Trung Quốc từ năm 1820 đến 1850, tổng 31 năm. Cả triều đại của ông chỉ dùng niên hiệu Đạo Quang, còn gọi là Đạo Quang Đế. 

Là Hoàng đế triều Thanh duy nhất có thân phận Đích trưởng tử kế thừa Hoàng vị, thời kỳ cai trị của ông gắn liền với sự kiện rất quan trọng trong lịch sử nhà Thanh đó là cuộc Chiến tranh Nha phiến và ngăn chặn truyền bá đạo Công giáo vào Trung Hoa. Cuộc chiến tranh này đã mở đầu cho việc các nước phương Tây xâm nhập và xâu xé Trung Quốc. 

Trong 30 năm tại vị, Đạo Quang Đế lao tâm cần chính, một lòng vì nước vì dân, xứng đáng là vị vua cần kiệm thương dân. Nhưng ông sinh bất phùng thời, làm vua đúng lúc triều chính hủ bại, quan lại bất tài, giặc ngoài lấn lướt, vận nước lung lay, ông không đủ tài năng để xoay vần thế cục vô phương cứu vãn. Thời kỳ của ông cùng cha là Gia Khánh Đế báo hiệu sự suy vong của Đại Thanh, gọi là Gia Đạo trung suy.

  • 1782: Ái Tân Giác La Miên Ninh, sinh ngày 10 tháng 8 năm Càn Long 47 (tức ngày 16 tháng 9 năm 1782) ở trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh. Ông là con trai thứ hai của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế, mẹ là Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu Hỉ Tháp Lạp thị. Khi Miên Ninh ra đời, Gia Khánh Đế vẫn còn là Gia Thân vương, Hoàng thập ngũ tử của Càn Long Đế.
  • 1797: Hoàng hậu bạo băng, Miên Ninh được giao cho Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị nuôi dưỡng. Miên Ninh là người giỏi võ công, tiếng tăm vượt trội trong số các Hoàng tử.  

  • 1820: Gia Khánh Đế băng hà, Miên Ninh chính thức đăng cơ ở Thái Hòa điện, niên hiệu là Đạo Quang.
  • 1838: Đạo Quang hạ lệnh nghiêm cấm hút thuốc phiện, đồng thời xử phạt nghiêm minh những viên quan hút thuốc, giáng chức đại quan Hứa Nãi Tề xuống hàng lục phẩm vì 2 năm trước đã dâng sớ xin bãi bỏ lệnh cấm hút thuốc.
  • 1840: hơn 40 tàu chiến của Anh đã tiến đến bờ biển Trung Quốc, trước hết phong tỏa Chu Giang Khẩu, chính thức khơi mào Chiến tranh Nha phiến lần thứ Nhất.
  • 1841: quân Anh lại tiến công Quảng Châu, Hạ Môn, đánh chiếm cửa Ngô Tùng, chiếm Thượng Hải, Ninh Ba, Bảo Sơn; sau đó tiến thẳng đến thành Nam Kinh. Lúc này, Đạo Quang thực sự cảm thấy không thể đưa ra sách lược khả thi nào, bèn lệnh cho Kỳ Anh, Y Lý Bố mau chóng đến Nam Kinh cầu hòa.  

  • 1842: nhà Thanh buộc phải ký Điều ước Nam Kinh, phải nhượng Hồng Kông lại cho Anh và bồi thường chiến phí cho Anh - Pháp mỗi nước 8 triệu lạng bạc. Thất bại toàn cục trong cuộc chiến này, Lâm Tắc Từ bị triệu về kinh luận tội và bị đày đi Ili, Tân Cương làm Chưởng quản lương thực

  • 1850: Thanh Tuyên Tông - Đạo Quang băng hà ở tuổi 69 tại Viên Minh Viên, cai trị được 30 năm.


Chân dung Thanh Tuyên Tông - Đạo Quang (1782-1850)



 Đạo Quang Hoàng đế mặc thường phục.



 Thanh Tuyên Tông - Đạo Quang (1782-1850).



 Thanh Tuyên Tông - Đạo Quang (1782-1850).



 Thanh Tuyên Tông - Đạo Quang (1782-1850)



Thanh Tuyên Tông - Đạo Quang năm 1850.



 Chân Thanh Tuyên Tông - Đạo Quang khoảng năm 1840.



Thanh Tuyên Tông - Đạo Quang Đế tháng 7 năm 1844.



 Đạo Quang Đế vận Long bào.



 Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải: Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu, Hoàng đế Đạo Quang, Thọ An Cố Luân Công chúa, Dịch Trữ (Hàm Phong Đế sau này), một người phụ nữ đang phục vụ, Dịch Hân (áo nấu), Khang Từ Hoàng thái hậu và Đồng Quý phi; khoảng năm 1837.



 Từ trái sang phải: Dịch Hân, Dịch Trữ (Hàm Phong Đế), Dịch Cáp, Dịch Huệ, Dịch Hoàn, Hoàng đế Đạo Quang, Thọ An Cố Luân Công chúa và Thọ An Cố Luân Công chúa; khoảng năm 1848.



 Hoàng đế Đạo Quang kiểm tra các vệ sĩ của mình tại Cổng Ngọ Môn của Tử Cấm Thành.



 Hoàng đế Daoguang được giới thiệu với các tù nhân của chiến dịch bình định phiến quân ở Tân Cương tại Cổng Ngọ Môn năm 1828.



 Tranh vẽ Hoàng đế Đạo Quang cứu mạng Hoàng đế Gia Khánh.



Quang cảnh buổi tiếp Đại sứ Anh của Hoàng đế Đạo Quang ,năm 1847



 Chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất năm 1840.



Thư pháp của Thanh Tuyên Tông - Đạo Quang Đế.



Nam Mộc Long Ân điện của Thanh Mộ lăng, nới an nghỉ của Hoàng đế Đạo Quang.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử