Cao Thắng
(1864-1893)
- Tên đầy đủ: Cao Thắng
- Quốc tịch: Việt Nam
- Phong trào chính trị: Cần Vương
- Ngày sinh: Năm 1864
- Nơi sinh: Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
- Ngày mất: Năm 1893
- Nơi mất: Thanh Chương, Nghệ An
Cao Thắng (1864-1893) là một trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng, một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương. Cao Thắng được coi là kỹ sư quân sự đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, khi ông chế tạo súng từ kiểu súng năm 1874 của Pháp.
Cột mốc:
- 1864: Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- 1874: khi mới 10 tuổi, Cao Thắng đi theo Đội Lựu (Trần Quang Cán) làm liên lạc cho nghĩa quân mà triều đình Huế gọi là giặc Cờ Vàng,Sau khi Đội Lựu chết, Cao Thắng lẩn trốn, được giáo thụ Phan Đình Thuật (anh ruột Phan Đình Phùng) đưa về nuôi.
- 1884: Cao Thắng bị vu cáo là thủ phạm giết vợ Quản Loan nên bị bắt và giam tại nhà lao Hà Tĩnh.
- 1885: thủ lĩnh trong phong trào Cần vương là Lê Ninh đã đưa quân đến tập kích tòa thành trên, giết chết Bố chính Lê Đại, bắt sống Án sát Trịnh Vân Bưu, và giải phóng tù nhân, trong đó có Cao Thắng. Cao Thắng cùng Cao Nữu (em ruột) và Nguyễn Kiểu (bạn thân) chiêu mộ được khoảng 60 người đồng chí hướng, rồi tất cả cùng tự nguyện đến tham gia cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Tiến sĩ Phan Đình Phùng (người được vua Hàm Nghi giao trọng trách tổ chức phong trào kháng Pháp ở Hà Tĩnh) làm thủ lĩnh.
- 1887: khi phong trào bị suy yếu, Phan Đình Phùng giao quyền tổng chỉ huy lại cho Cao Thắng để ra Bắc đến các tỉnh Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh,...tìm sự hỗ trợ và liên kết lực lượng.
- 1892: Chống cuộc càn quét của quân Pháp tại khu Hói Trùng và Ngàn Sâu, Dùng mưu bắt sống được Tuần phủ Đinh Nho Quang
- 1893: Cao Thắng cùng Cao Nữu, Nguyễn Niên đem khoảng một ngàn quân từ Ngàn Trươi mở trận tấn công lớn vào tỉnh lỵ Nghệ An. Trên đường hành quân, nhiều đồn trại đối phương bị phá bỏ. Nhưng trận trận tấn công đồn Nu (hay Nỏ) ở Thanh Chương (một huyện miền núi nằm ở phía tây nam thuộc tỉnh Nghệ An) Cao Thắng trúng mưu của viên đồn trưởng tên Phiến.
Sử gia Phạm Văn Sơn kể:
"Ở đồn Nỏ chỉ có trăm quân. Liệu sức không chống nổi, thiếu úy
đồn trưởng tên Phiến chia quân ra làm hai, một nửa ở giữ đồn, một nửa
ra ngoài mai phục. Khi Cao Thắng phát lệnh tấn công, thì quân ông bất
ngờ bị hỏa lực của đối phương đánh kẹp từ cả hai phía trước và sau. Cao
Thắng không may bị đạn, chết tại trận tiền lúc 29 tuổi, gây tổn thất lớn
cho nghĩa quân Hương Khê..."
Tượng bán thân Cao Thắng (1864-1893)
Tượng Cao Thắng (1864-1893) tại trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng, Quận 1, TP.HCM.
Tượng Cao Thắng (1864-1893) tại trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng, Quận 1, TP.HCM.
Súng do Cao Thắng chế tạo từ mẫu súng năm 1874 của Pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét