Lê Văn Tỵ (1904–1964)

 

Lê Văn Tỵ 

(1904–1964)

  • Tên đầy đủ: Lê Văn Tỵ
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Cấp bậc: Thống Tướng 
  • Phục vụ: Pháp, VNCH
  • Đơn vị: Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa
  • Tham chiến: Đệ nhị Thế chiến, Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam
  • Năm tại ngũ: 1922-1964
  • Ngày sinh: 17 tháng 5 năm 1904
  • Nơi sinh: làng Thắng Nhì, Vũng Tàu, Liên bang Đông Dương
  • Ngày mất: 20 tháng 10, 1964 (60 tuổi)
  • Nơi mất: Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa

 

Lê Văn Tỵ (1904–1964) là một tướng lĩnh Lục quân của Quân đội Quốc gia Việt Nam và Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thống tướng. Ông xuất thân từ trường Thiếu sinh quân và trường Sĩ quan Pháp. Ông đã từng phục vụ trong Quân đội Viễn chinh Pháp tham gia Đệ nhị Thế chiến, sau chuyển sang phục vụ cho Quốc gia Việt Nam thời Quốc trưởng Bảo Đại và Việt Nam Cộng hòa thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông là vị Thống tướng đầu tiên và duy nhất của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Ông có 42 năm thâm niên quân vụ kể từ ngày nhập ngũ cho đến khi từ trần.

Cột mốc:

  • 1904: Lê Văn Tỵ sinh tại làng Thắng Nhì, Vũng Tàu, miền nam Việt Nam trong một gia đình bình dân.
  • 1915: Sau khi đậu bằng Tiểu học, ông được thân phụ (nguyên là quân nhân trong Quân đội Pháp) gửi vào học ở trường Thiếu sinh quân Đông Dương tại Thủ Dầu Một. 
  • 1922: Ra trường với chứng chỉ tốt nghiệp tương đương văn bằng Tú tài bán phần (Part I) của bậc Trung học Phổ thông. Ngay sau khi tốt nghiệp trường Thiếu sinh quân, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Viễn chinh Pháp tại Việt Nam với cấp bậc Trung sĩ, giữ chức vụ Tiểu đội trưởng thuộc đơn vị bộ binh.
  • 1928: Ông được cử đi học khóa sĩ quan tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự Frejus, Pháp.
  • 1930: Mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy, ra trường phục vụ ở đơn vị Pháo binh của Quân đội Pháp. 
  • 1933: Ông mới về nước, tiếp tục phục vụ trong đơn vị bộ binh của Quân đội Pháp.  
  • 1934: Ông được thăng cấp Thiếu úy giữ chức vụ Đại đội trưởng bộ binh.
  • 1940: Ông được thăng cấp Trung úy tại nhiệm. Thời gian này ông được tham gia Thế chiến 2 ở Châu Âu và Đông Dương 
  • 1946: Sau khi Pháp tái chiếm Nam Kỳ, ông trở lại Sài Gòn, khi ngang qua Tân Trụ (Long An), ông bị Việt Minh bắt giữ và đem xử bắn. Tới giờ hành quyết, ông được giải thoát bởi chính 2 xạ thủ là cựu quân nhân thuộc quyền lúc trước (hai người này về sau hồi chánh và được phục vụ dưới quyền ông cho tới khi ông từ trần). Khi về tới Sài Gòn ông lại bị Pháp kỷ luật và giam giữ. Sau thời gian thọ phạt, ông được tái phục vụ trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Cuối năm này ông được thăng cấp Đại úy.  
  • 1948: Ông được chuyển sang làm Chánh Võ phòng cho Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân, Chính phủ Nam Kỳ Việt Nam.
  • 1949 ông được thăng cấp Thiếu tá, giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Vệ binh Nam Việt kiêm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Vệ binh Danh dự.  
  • 1950: khi Quốc gia Việt Nam chính thức thành lập quân đội, ông được thăng cấp Trung tá giữ chức vụ Tham mưu trưởng Tham mưu Biệt bộ tại Bộ Quốc phòng và là sĩ quan người Việt có cấp bậc cao nhất ở Quân đội Quốc gia lúc bấy giờ.
  • 1951: Ông được cử làm Tổng chỉ huy cuộc duyệt binh đầu tiên của Quân đội Quốc gia tại Sài Gòn nhân ngày "Hưng Quốc khánh niệm" (lễ kỷ niệm lần thứ 149 ngày Chúa Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Gia Long) dưới sự chứng kiến của Quốc trưởng Bảo Đại. Giữa tháng 6 ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm.Ngày 1 tháng 10 cùng năm, ông chủ tọa buổi lễ mãn khóa 2 Lê Lợi của Trường Võ bị Địa phương Trung Việt tại Huế (còn gọi là Trường Sĩ quan Võ bị Đập Đá), gắn cấp bậc Chuẩn úy và trao kiếm danh dự cho khóa sinh tốt nghiệp Thủ khoa Lê Quang Chính.
  • 1952: ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân Quân đội Quốc gia, đồng thời làm Chánh chủ khảo kỳ thi tốt nghiệp khóa 5 Hoàng Diệu của Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Ngày 1 tháng 7 cùng năm ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh đầu tiên Đệ nhất Quân khu Nam Việt, khi lãnh thổ Việt Nam được chia thành 4 Quân khu. 
  • 1954: Ông được thăng cấp Thiếu tướng.
  • 1956: Ông được thăng cấp Đại tướng tại nhiệm.
  • 1959: Ông được cử làm Trưởng đoàn, hướng dẫn phái đoàn Việt Nam Cộng hòa công du thăm viếng Tân Gia Ba (Singapore) và Mã Lai (Malaysia).  
  • 1963: Ông lâm bệnh ung thư phổi, ngày 27 cuối tháng ông sang Hoa Kỳ để chữa trị. Sau hai tháng điều trị không có kết quả tốt, ông hồi hương dưỡng bệnh tại tư thất ở Vũng Tàu. 
  • 1964: Đầu tháng 2, căn bệnh tái phát, ông lại được sang Hoa Kỳ để điều trị bệnh một thời gian ngắn, tuy nhiên bệnh của ông vẫn không thuyên giảm nên trở về Sài Gòn tiếp tục dưỡng bệnh.
  • 1964: Ông được thăng cấp Thống tướng (vừa được đặt ra) và được trao tặng Đệ nhất đẳng Bảo quốc Huân chương. Để tưởng thưởng công lao phục vụ quân đội của ông. Ông từ trần tại Sài Gòn, hưởng thọ 60 tuổi.
  

 Trung tướng Lê Văn Tỵ (1904–1964), ngày 30 tháng 4 năm 1955.

 

 

 Trung tướng Lê Văn Tỵ (1904–1964), ngày 30 tháng 4 năm 1955.
 
 
 
 
 
  Trung tướng Lê Văn Tỵ (1904–1964) và tướng Nguyễn Thành Phương của Cao Đài, ngày 30 tháng 4 năm 1955.
 
 
 
 
 
Trung tướng Lê Văn Tỵ cùng Tổng thống Ngô Đình Diệm, bên trái là Trung tá Đỗ Cao Trí.
 
 
 
 
Trung tướng Lê Văn Tỵ cùng Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1955.
 
 
 

Trung tướng Lê Văn Tỵ cùng Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1955.
 
 
 

Trung tướng Lê Văn Tỵ cùng Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1955.
 
 
 
 
Trung tướng Lê Văn Tỵ bắt tay với các sĩ quan Quân đội Quốc qia Việt Nam.
 
 
 
 
Trung tướng Lê Văn Tỵ trong lễ bàn giao căn cứ Không Quân Nha Trang, Tháng 7 năm 1955.




Trung tướng Lê Văn Tỵ trong lễ bàn giao căn cứ Không Quân Nha Trang, Tháng 7 năm 1955.
 
 
 
 
Trung tướng Lê Văn Tỵ trong lễ bàn giao căn cứ Không Quân Nha Trang, Tháng 7 năm 1955.
 

 
 
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa Lê Văn Tỵ (1904–1964) thăm tàu ​​USS LOS ANGELES (CA-135) nhân dịp tàu thăm dò Sài Gòn vào tháng 10 năm 1956.

  


 
 Tổng Tham Mưu trưởng Quân đội VNCH Đại tướng Lê Văn Tỵ năm 1961.

 

 


Tổng Tham Mưu trưởng Quân đội VNCH Đại tướng Lê Văn Tỵ năm 1961.
 
 
 
 

 Tổng Tham Mưu trưởng Quân đội VNCH Đại tướng Lê Văn Tỵ năm 1961.
 
 
 
 
Tổng tham mưu trưởng miền Nam Việt Nam Lê Văn Tỵ nói chuyện với du kích Việt Cộng bị bắt, tháng 5 năm 1962.

 


Đại tướng Lê Văn Tỵ (1904–1964) đón tiếp Thứ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Paul.B.Fay, phía sau là Hải quân Đại tá Hồ Tấn Quyền, ngày 27 tháng 6 năm 1962.
 
 
 
 


Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đại tướng Lê Văn Tỵ duyệt đội hình SVSQ/K16.

 



Tổng Thống Ngô Đình Diệm dự lễ Quốc Khánh 26 tháng 10 năm 1963, phía sau là Đại tướng Lê Văn Tỵ. Bảy ngày sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị sát hại trong cuộc đảo chánh.

 
 

  

Mộ của Thống tướng Lê Văn Tỵ (1904–1964) tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (nay là công viên Lê Văn Tám).


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử