Nguyễn Chí Thanh (1914-1967)

 

 Nguyễn Chí Thanh 

(1914-1967)


  • Tên đầy đủ: Nguyễn Chí Thanh
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Cấp bậc: Trung tướng
  • Phục vụ: QĐNDVN, QGPMNVN
  • Đơn vị:
  • Tham chiến: Chiến tranh Việt Nam
  • Năm tại ngũ: 1950-1967
  • Ngày sinh: 1 tháng 1 nă 1914 
  • Nơi sinh: Quảng Điền, Thừa Thiên, Liên bang Đông Dương
  • Ngày mất: 6 tháng 7 năm 1967 (53 tuổi) 
  • Nơi mất: Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 
 
Nguyễn Chí Thanh (1914-1967) là một Đại tướng Việt Nam trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và cựu chính trị gia Việt Nam. Nguyễn Chí Thanh sinh ra tại tỉnh Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam trong một gia đình nông dân. Tên ban đầu của ông là Nguyễn Văn Vịnh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương vào giữa những năm 1930 và dường như đã trải qua phần lớn thời gian của Chiến tranh thế giới thứ hai trong một nhà tù của Pháp. Năm 1967, ông trình bày kế hoạch về cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân với Bộ Chính trị, nhưng ông qua đời ngay sau khi được phép thực hiện kế hoạch của mình. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "vị tướng phong trào".
 

Cột mốc:

  • 1914: Nguyễn Chí Thanh quê ở làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Đại tướng có cha là ông Nguyễn Hán và mẹ là bà Trần Thị Thiển, ông là con thứ sáu trong gia đình có 11 người con (tính cả anh em cùng cha khác mẹ). Ông sinh trưởng trong một gia đình trung nông, thuở nhỏ cũng được học hành.
  • 1934: Ông tham gia cách mạng trong phong trào Mặt trận Bình dân.
  • 1937: Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.  
  • 1938-1943: Ông nhiều lần bị Pháp bắt giam ở nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột.
  • 1945: Đến khi Nhật đảo chính Pháp mới ra tù. Sau khi ra tù và trở lại hoạt động, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào. Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được đặt bí danh là Nguyễn Chí Thanh, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.
  • 1948: Ông làm Bí thư Liên khu ủy IV.  
  • 1950: Nguyễn Chí Thanh được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • 1951: Nguyễn Chí Thanh được cử vào Bộ Chính trị.  
  • 1959: ông được phong quân hàm Đại tướng.
  • 1960: Nguyễn Chí Thanh tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
  • 1961: Ông được giao nhiệm vụ Phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng.
  • Trong Chiến tranh Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng điều ông trở lại quân đội.
  • 1965: Ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Thời gian này ông lấy bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, ông thường lấy bút danh là Trường Sơn. 
  • 1967: Nguyễn Chí Thanh mất tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình miền Nam. 



 
Chân dung Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914-1967).
 
 
 

 
 Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914-1967).
 
 


 
Bác Hồ cùng các đồng chí trong Thường vụ Quân ủy Trung ương bàn kế hoạch mở Chiến dịch Biên Giới năm 1950 (trong ảnh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người chỉ tay).
 
 


 
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Nguyễn Chí Thanh nói chuyện với các đại biểu về dự Hội nghị của Đảng tại Việt Bắc quyết định Đảng ta ra hoạt động công khai, ngày 3 tháng 3 năm 1951.
 
 


 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (thứ 2 từ trái sang) ở Việt Bắc năm 1953.
 
 
 

 
Nguyễn Chí Thanh cùng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh khác lên kế hoạch cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1953-1954 trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
 
 
 

 
 
 
Đồng chí Nguyễn Chí Thanh (ngoài cùng bên phải) tham gia Chủ tịch Đoàn trong buổi lễ phong quân hàm cho các cán bộ cao cấp trong quân đội năm 1958. 
 
 


 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh dự hội nghị C
hi bộ 8, Đoàn Hồng Hà năm 1960.
 
 


 
Hồ Chí Minh và Nguyễn Chí Thanh tại Đại hội Đảng bộ Quân đội năm 1960.
 
 


 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tiếp xúc cử tri, bầu cử Quốc hội khóa II (1960- 1964), khu vực Vĩnh Linh, tháng 4 năm 1960.
 
 


 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thăm lớp 5, trường Bắc Lý (Hà Nam).
 
 


 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và ông Lê Duẩn đang trò chuyện cùng một chiến sĩ trẻ. 
 



 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1960.
 
 
 

 
Bác Hồ và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bên ao sen ở Nghệ An.
 
 


 
Bác Hồ và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tr
ên khán đài sân vận động Đồng Hới.
 



 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (phải) tại Hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong năm 1961.





Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và vợ bà Nguyễn Thị Cúc, ngày 22 tháng 12 năm 1963 tại Lý Nam Đế.
 
 


 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (bên trái) giao nhiệm vụ cho thiếu tướng Chu Huy Mân trước khi vào chiến trường miền Nam năm 1964.
 
 


 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh làm việc tại chỉ huy sở Miền (B2) năm 1964.
 



 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại chiến trường miền Nam năm 1965. 
 
 
 
 
 





 
 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tham gia tăng gia sản xuất tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam năm 1966.
 
 


 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thăm Bộ đội Không quân năm 1967.
 



 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang trao đổi tình hình chiến sự ở miền Nam, ngày 5 tháng 7 năm 1967




 
 Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Võ Nguyên Giap.
 
 


 
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (trái) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
 



 
 Gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh trước ngày Đại tướng Nguyễn Chí Thanh dự định trở lại chiến trường Miền Nam, tháng 7 năm 1967.




 
Nguyễn Chí Thanh (1914-1967) cùng người con của mình.
 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhân Vật Lịch Sử